20 thg 3, 2013

Uống rượu thay oxy già

Hai vợ chồng nói chuyện với nhau:

- Ông có biết trong rượu có cồn không mà ngày nào cũng uống vậy? Trong khi lại còn bị viêm loét dạ dày nữa.

- Biết rồi! Nhưng tôi hỏi bà, khi có vết thương, để tránh nhiễm trùng người ta phải rửa vết thương hằng ngày bằng cồn hay ôxy già đúng không?

- Đúng! Thì sao?

- Thì tôi không uống được ôxy già nên hằng ngày phải uống rượu có cồn để rửa vết loét dạ dày, tránh nhiễm trùng chứ sao!

- !!!

Nhiều bệnh hơn tưởng tượng

Một phụ nữ đến gặp bác sĩ, vòng vo giải thích rằng mình mắc bệnh không kiềm chế được trung tiện, cô ta nói:

- Nhưng cũng may là chúng không bốc mùi và không kêu thành tiếng. Thực ra, nãy giờ ngồi nói chuyện với ngài mà tôi đã hai lần... rồi đó.

Ông này kiên nhẫn chờ bệnh nhân biểu hiện hết các triệu chứng xong, viết đơn thuốc rồi đưa cho cô.

- Cái gì? Thuốc nhỏ mũi à? - cô ta ngạc nhiên hỏi.

- Vâng - bác sĩ đáp - tôi sẽ phục hồi khứu giác cho cô trước, sau đó đến thính giác.

Bài thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ

Gan là tạng lớn nhất của cơ thể với nhiều chức năng quan trọng. Cứ 2 phút toàn bộ máu lại di chuyển qua gan 1 lần. Gan là cơ quan dự trữ các chất dinh dưỡng glycogen, lipit, protein, vitamin A, vitamin B12, máu và các chất tham gia tạo hồng cầu. Nếu trong khẩu phần ăn hằng ngày có nhiều chất béo, nhất là mỡ động vật làm hàm lượng chất béo trong gan tăng thường gọi là "gan nhiễm mỡ". Khi gan bị nhiễm mỡ, tùy mức độ, có thể chức năng của gan bị suy giảm, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn chậm tiêu, đầy bụng khó tiêu.

Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ, nhưng căn cứ các triệu chứng lâm sàng có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng "tích tụ". Về mặt điều trị, có rất nhiều biện pháp, tuy nhiên vấn đề tiết chế trong ăn uống và sử dụng các món ăn bài thuốc đóng một vai trò rất quan trọng. Sau đây là một số thực phẩm và bài thuoc tri benh gan nhiêm mỡ:

Ngô: là loại ngũ cốc rất thích hợp với người gan bị nhiễm mỡ. Vì ngô chứa nhiều axit béo không no có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng. Cũng theo y học cổ truyền, ngô có vị ngọt tính bình, thường được dùng cho những trường hợp tỳ vị hư yếu, chán ăn, phù thũng, rối loạn lipid máu... Thường dùng dưới dạng bánh hoặc cháo bột ngô.
Nhộng tằm: có vị ngọt mặn, tính bình, có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán thành bột để uống.


Nấm hương: cũng được xem là loại thực phẩm lý tưởng cho người bị bệnh xơ gan, gan nhiễm mỡ. Trong nấm hương có chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn. Kinh nghiệm dân gian cho rằng lá chè (trà) có tác dụng giải trừ các chất bổ béo. Còn kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy nó có khả năng làm tăng tính năng đàn hồi thành mạch, làm giảm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan.

Lá sen: cũng có tác dụng giảm mỡ, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Lá sen được dùng dưới dạng hãm với nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen. Rau cần cũng có công dụng làm mát gan, hạ cholesterol máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch. Thường được dùng làm rau ăn. Ngoài ra, người bị gan nhiễm mỡ nên chú trọng bổ sung các loại rau tươi như cải xanh, rau muống, cà chua, cà rốt, măng, bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột.

Về thức uống:
Nên dùng một trong những loại trà được chế biến như sau: trà khô 3g, vị thuốc trạch tả 15g, hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút là uống được. Có công dụng bảo vệ gan, tiêu mỡ, lợi tiểu, giảm béo. Hoặc lấy trà khô 2g, uất kim 10g (có thể thay bằng nghệ vàng), cam thảo sao vàng 5g, mật ong 25g. Tất cả thái vụn, hãm với nước, uống trong ngày. Dùng trà khô 3g, cát căn (sắn dây thái phiến) 10g, lá sen 20g. Tất cả thái vụn hãm uống thay trà có công dụng giải độc, hạ mỡ máu, giảm béo. Cũng có thể chỉ cần dùng lá sen tươi (hoặc khô) thái vụn hãm uống thay trà hằng ngày.

Dùng rễ cây trà 30g, trạch tả 60g, thảo quyết minh 12g. Tất cả thái vụn hãm uống hằng ngày. Có công dụng làm giảm mỡ máu và phòng chống béo phì. Loại trà này rất thích hợp với những người bị nhiễm mỡ gan kèm theo tình trạng rối loạn lipid máu, bệnh lý mạch vành.

Trà tươi 30g, sơn tra 15g. Hai vị hãm nước sôi uống hằng ngày, có công dụng tiêu mỡ, giảm béo. Dùng hoa trà 3g, trần bì 3g, bạch linh 5g thái vụn hãm với nước trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Cần hạn chế (hoặc kiêng) các đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, bộ óc và gan gia súc, bơ... và các thứ quá cay, nóng.

Thần dược chữa bệnh xơ gan

"Cây thần dược" ở Khánh Hòa có tác dụng chữa bệnh xơ gan và nhiều tác dụng của nó đang được đăng tải gây xôn xao. 

Sau khi báo đăng, nhiều bạn đọc đã điện thoại hoặc trực tiếp đến tòa soạn để hỏi thêm thông tin về loại cây này. Trong đó có 4 người mắc bệnh nan y rồi sau một thời gian uống "cây thần dược", bệnh trạng của họ đã thuyên giảm rõ rệt…

1. Thật ra cho đến nay, vẫn chưa ai biết “cây thần dược" này tên gì, thành phần của nó ra sao. Chỉ biết rằng ở thôn Đông, xã Ninh Vân, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa có ông Lê Hăng, 51 tuổi bị bệnh xơ gan vì… nhậu dữ quá! Tháng 7/2010, khi gia đình đưa ông đi kiểm tra tại Phòng khám đa khoa Phúc Lộc, đường Trần Quý Cáp, TP Nha Trang rồi sau khi được cho làm các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ Đông đã kết luận ông bị xơ gan cổ chướng giai đoạn cuối, và khuyên vợ ông nên đưa ông về để chuẩn bị lo hậu sự.

Thế rồi một hôm, có một người tên Sinh, là công nhân trong đội làm đường giao thông vào xã Ninh Vân, lúc ngồi nhậu không thấy ông Hăng tham gia như mọi lần nên mới hỏi. Chừng biết ông Hăng bị xơ gan, đang chờ chết thì hôm sau, anh Sinh mang đến cho ông Hăng một mớ cành cây.

Theo lời anh Sinh, ngày xưa ba anh thấy người dân tộc lấy loại cây này nấu nước uống chữa bệnh sốt rét trướng bụng, đầy bụng khó tiêu nên khi nghe tin ông Hăng bị xơ gan, anh đã chặt, mang đến vì anh thấy trên sườn núi Hòn Hèo có mọc loại cây này. Theo hướng dẫn của anh Sinh, ông Hăng cắt thân, rễ cây đó ra từng lát, lấy 200 gam nấu thành 2 lít nước, uống hàng ngày. Năm tháng sau, khi tiến hành kiểm tra cho ông, bác sĩ Chiêm, Khoa Nội, Bệnh viện (BV) đa khoa Ninh Hòa kết luận: "Gan bình thường, không có dịch trong ổ bụng".

Bây giờ, ông Hăng lại tiếp tục… nhậu! Nhưng mỗi lần chỉ dám làm vài chai bia. Không riêng trường hợp ông Hăng, một người nữa là ông Lượng, em ruột một vị giám đốc sở ở Khánh Hòa cũng xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối vì nhậu! Lúc phát hiện bệnh, ông Lượng đã điều trị tại BV đa khoa Khánh Hòa rồi vào BV Đại học Y Dược TP HCM nhưng tất cả các bác sĩ đều lắc đầu, khuyên đưa về nhà lo hậu sự. Vậy mà chỉ sau 3 tháng uống loại cây đó, ông Lượng bình phục hoàn toàn.

Cái tin ông Hăng, ông Lượng sống khỏe nhờ cây thần dược lan ra khắp nơi. Và mặc dù nhiều lương y, bác sĩ - thậm chí Sở Y tế Khánh Hòa đã đưa ra khuyến cáo không nên tự ý sử dụng vì chưa có một nghiện cứu nào về hoạt tính cũng như độc tính của nó, nhưng một số người dân xã Ninh Vân bị đau lưng, nhức mỏi, thấp khớp, trĩ, tiểu đường - và ngay cả những người khỏe mạnh cũng ào ào lên núi Hòn Hèo tìm chặt loại cây này về cắt ra thành lát, phơi khô, nấu nước uống để trị bệnh, phòng ngừa bệnh tật.

Tiếng lành đồn xa, nhiều bệnh nhân ở Nha Trang, Phú Yên, Đắk Lắk, TP HCM, Đồng Nai tìm đến hỏi mua - thậm chí mua gửi cho thân nhân ở Mỹ, Canada, Pháp, uống, dẫn đến hiện tượng đi lấy "cây thần dược" một cách rầm rộ. Trong 3 tháng 4, 5, 6, mỗi ngày không dưới 100 người đổ xô vào các cánh rừng ở Hòn Hèo để tìm kiếm, chặt hái. Tuy nhiên, bước sang tháng 7, không khí truy lùng "cây thần dược" bắt đầu hạ nhiệt. Trên đường vào xã, không còn thấy từng nhóm người tay rựa, tay dao ào ạt lên núi.

Ông Hàng Văn Hướng - Phó chủ tịch UBND xã Ninh Vân cho biết, hiện tại hàng ngày lượng người đi tìm cây thuốc chỉ còn 30, 40, chủ yếu là người ở nơi khác đến. Do bị khai thác cạn kiệt nên họ phải vào sâu hơn hoặc chuyển hướng sang khu vực Đá Bàn, xã Ninh Sơn, Ninh Hòa để tìm kiếm. Bên cạnh đó, do lực lượng Kiểm lâm Hòn Hèo tăng cường ngăn chặn nên cũng hạn chế được rất nhiều. Bà Hồng - là người đầu tiên ở xã Ninh Vân cùng với vợ ông Lê Hăng, đi tìm "cây thần dược" về cho ông Hăng uống, nói: "Đã xuất hiện tình trạng giả mạo. Họ chọn những loại cây có kích thước, hình dáng như "cây thần dược", xắt ra, phơi khô rồi trộn lẫn với cây thuốc thật, bán cho người có nhu cầu…".


2. Sau khi Chuyên đề ANTG đăng tải bài viết về "cây thần dược", một trong những bạn đọc đã đến gặp chúng tôi để hỏi về loại cây này - là chị Điệp (do yêu cầu của chị, chúng tôi xin đổi tên). Theo chị Điệp, hơn 1 năm trước, chị thường xuyên đại tiện ra máu, cơ thể suy nhược, gầy yếu, kém ăn, ngủ ít, bụng có những cơn đau râm ran. Ở vùng dưới sườn phải, chị thấy nó hơi phình lên, ấn vào thấy đau, cứng. Chị nói: "Tôi có chị bạn thân là bác sĩ. Sau khi khám cho tôi, chị khuyên tôi nên nhanh chóng đi kiểm tra, làm xét nghiệm".

Đầu tháng 6/2012, chị Điệp đến Phòng xét nghiệm 360 đường Nguyễn Chí Thanh, quận 10, TP HCM. Sau khi siêu âm, thử máu, một bác sĩ ở đây đã khuyên chị nên vào BV Chợ Rẫy hoặc BV Ung bướu, vì "có dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa, gan có nhiều khối u".

Một tuần sau, chị Điệp đến Phòng khám Yersin ở số 10 Trương Định, quận 3, TP HCM. Tiến hành làm các xét nghiệm nội soi đại tràng, nội soi dạ dày, thử máu, siêu âm, sinh thiết, bác sĩ Vĩnh, bác sĩ Huy kết luận chị bị ung thư đại tràng và đã di căn lên gan. Tại Khoa Ung bướu BV Chợ Rẫy, chị Điệp được chỉ định điều trị bằng phương pháp hóa trị. Chị nói: "Bác sĩ Khoa Ung bướu giải thích cho tôi biết cụ thể về những tác dụng phụ sau khi hóa trị. Đó là rụng tóc, suy nhược, thiếu máu, chán ăn, mệt mỏi. Tìm hiểu thêm, tôi được biết nếu không hóa trị, tôi chỉ sống được từ 3 đến 6 tháng. Còn nếu hóa trị, không ai dám quả quyết là sự sống của tôi sẽ kéo dài hơn".

Vì thế, chị Điệp không hóa trị. Theo lời chị: "Ai mà không ham sống, nhưng nghĩ đến lúc đầu tôi trọc lóc, người như con cá khô lẹp, da dẻ xám xịt nên tôi sợ quá…". Và rồi, chị đọc được bài báo về "cây thần dược" trên tờ ANTG. Cũng tình cờ là khi từ Ninh Vân trở về, chúng tôi đã mang theo 5kg loại cây ấy chỉ gồm gốc và rễ, với mục đích nhờ Tiến sĩ, dược sĩ Đào Đại Cường, giảng viên Khoa Dược, Đại học Y Dược TP HCM, phân chất, nhằm xác định thành phần hóa, lý, dược tính, độc tính của nó.

Trước khi trao cho chị 2kg, chúng tôi đã nói rõ, rằng đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về loại cây này, cũng như các ngành chức năng đã khuyến cáo người dân chưa nên dùng nó. Việc ông Hăng, ông Lượng và một số người khác lành bệnh xơ gan cổ trướng, bệnh thấp khớp, bệnh nhức mỏi bằng cách uống cây thần dược có thể chỉ là sự trùng hợp tình cờ. Riêng trường hợp của chị, chúng tôi khuyên chị nên thận trọng vì bệnh chị là bệnh ung thư đã di căn. Y học hiện đại vẫn chưa thành công nhiều trong điều trị.

Một tháng sau khi uống "cây thần dược", chúng tôi gặp lại chị Điệp. Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa ung bướu, bệnh nhân bị ung thư đại tràng, di căn lên gan nếu không điều trị thì sẽ gặp phải những hiện tượng sau: Suy kiệt, mất ngủ, đau - thoạt đầu chỉ từng cơn, diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn rồi càng lúc càng tăng, cường độ đau cũng nhiều hơn khiến người bệnh phải liên tục dùng thuốc giảm đau - thậm chí phải dùng đến morphine - là một chế phẩm từ thuốc phiện. Về thể trạng, người bệnh trướng bụng, đi cầu ra máu tươi hoặc phân đen, sụt cân, tiêu hóa kém rồi cuối cùng tử vong. Tuy nhiên, lúc gặp lại chị Điệp, chúng tôi thấy thể trạng chị bình thường, giọng nói vẫn sắc, rõ từng âm tiết và điều đặc biệt nhất là chị tăng lên 1,5kg!

Chồng chị cho biết: "Sáng, bà xã tôi ăn hết 1 tô hủ tiếu lớn. Trưa, chiều, mỗi bữa hai chén đầy cơm với thức ăn, còn bánh, kẹo, trái cây thì buồn miệng lúc nào, bả ăn lúc đó mặc dù trước kia không bao giờ bả ăn vặt". Chị Điệp nói: "Hai ngày sau khi uống cây thần dược, tôi ngủ rất ngon, ăn rất nhiều, đi đại tiện rất nhẹ nhàng và không thấy chảy máu nữa". Chúng tôi hỏi sao chị không đi xét nghiệm lại để xem diễn tiến bệnh tật thế nào? Chị Điệp cười: "Chị bác sĩ bạn tôi nói tôi chỉ sống được 3 tới 6 tháng. Tôi quyết định uống đúng 3 tháng rồi mới đi thử máu, siêu âm, nội soi. Hiện tại, tôi đang nhờ một người bà con ở Nha Trang tìm mua giùm tôi chục ký nữa…".


3. Theo những khảo sát của Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa, về đặc điểm hình thái thì "cây thần dược" là một loài cây gỗ nhỏ, dạng dây trườn, vỏ màu nâu vàng, thân dài trên 4m, đường kính khoảng 10cm. Thân và cành có nhiều gai nhọn. Lá đơn, mọc cách nhau hoặc chụm ba, phiến dày, mép cong xuống dưới, có hình thuôn hẹp. Phiến lá có mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt, bên trong có nhiều điểm dầu. Gỗ hơi cứng, màu vàng, phần rễ màu đậm hơn. Các bộ phận của cây có tinh dầu, nhiều nhất ở rễ, mùi thơm dịu.

Về mặt sinh thái, loại cây này phân bố ở vùng núi Hòn Hèo, độ cao trên 200m, có khả năng tái sinh tự nhiên bằng chồi. Tuy nhiên, gần đây do bị khai thác rất nhiều nên có thể nó sẽ tuyệt chủng bởi lẽ người dân Ninh Vân khi bứng cả gốc đem về trồng, thì không cây nào sống được...

Về phân loại, loài cây này thuộc họ Cam (Rutaceae). Do chưa thu hái được hoa, trái nên Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa gặp khó khăn trong việc xác định tên chi và loài. Tuy nhiên, qua đối chiếu mẫu thu được, nó thể hiện các đặc điểm của loài "trang xa một lá" - tên khoa học là Luvunga monophylla. Ở Việt Nam, loài này đã được Giáo sư Phạm Hoàng Hộ gọi là "xáo tam phân" trong cuốn "Cây cỏ Việt Nam" - có tên khoa học đồng danh là Paramignya trimera. Theo tài liệu của Giáo sư Đỗ Tất Lợi trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", cũng như trong cuốn “Medicinal & Useful Plant” (Dược liệu và cây cỏ hữu ích), thì giá trị dược liệu của loài cây này chưa thấy đề cập. Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa, hiện tại nó đang được theo dõi để thu hái hoa, trái, nhằm giúp cho việc định danh chính xác.

Bệnh nhân thứ hai mà chúng tôi muốn đề cập đến, là chị Ana Hernandez Sanmartin, người Venezuela, là vợ một quan chức ngoại giao thuộc Đại sứ quán Venezuela tại Hà Nội. Theo lời chị, chị là bệnh nhân thường trực của BV Pháp Việt Hà Nội với lý do: Xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối. Chị nói: "Trước khi đọc báo ANTG, số có bài nói về "cây thần dược", bụng tôi trướng to, chân phù, mắt vàng, môi nhợt nhạt. Tôi thường xuyên khó thở - nhất là lúc nằm - đi lại rất khó khăn, mất ngủ, ăn uống kém…".

Sau khi đọc được bài báo nói về "cây thần dược" trên tờ ANTG, thông qua một người bạn Việt Nam làm ở Bộ Ngoại giao là anh Phạm Trung Tín, chị Ana đã liên hệ với Tòa soạn Chuyên đề ANTG, hỏi xin số điện thoại của chúng tôi. Trao đổi với chúng tôi, anh Tín đề nghị chúng tôi giúp đỡ chị bằng cách gửi cho chị loại "cây thần dược" này vì Venezuela với Việt Nam đã có mối quan hệ đặc biệt khăng khít ngay từ thời kháng chiến chống Mỹ.

Trước khi gửi 2kg "cây thần dược" cho chị Ana - thì cũng như với chị Điệp - chúng tôi đã giải thích rõ cho anh Tín về nguồn gốc, xuất xứ của loại cây ấy và những người đã chữa lành xơ gan cổ trướng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cho biết là đến nay, chưa hề có một kiểm nghiệm nào về dược tính, độc tính của loại cây này bởi lẽ trong Tây y, trước khi đưa một loại thuốc ra thị trường, các hãng sản xuất đã bỏ ra nhiều năm để thử nghiệm trên động vật (chuột, khỉ) và cả trên những bệnh nhân tình nguyện nhằm đánh giá dược tính và tác dụng phụ. Riêng Đông y, các cây thuốc chưa được kiểm nghiệm - ngoài những chất có khả năng chữa bệnh, thì cũng có thể có những chất gây hại cho bệnh nhân và mặc dù đến nay, vẫn chưa có ai bị ngộ độc vì uống loại cây này nhưng xin thận trọng khi sử dụng.

10 ngày sau khi chị Ana uống cây thần dược, anh Phạm Trung Tín nhắn tin cho chúng tôi: "Bệnh nhân đáp ứng rất tốt. Ăn được, ngủ được. Bớt trướng bụng, chân bớt phù, mắt hết vàng, môi đỏ thắm…"

Một số bài thuốc dân gian chữa xơ gan cổ chướng

Những di chứng do sốt rét , hay do tác hại của rượu để lại, và kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân còn hạn chế, cộng với lâm sơn chướng khí, nên có một số người bị chứng xơ gan cổ chướng, một trong tứ chứng nan y. Xin sưu tầm, giới thiệu một vài bài thuốc dân gian trị bệnh này như sau:

Dược liệu:

- Cây chó đẻ răng cưa còn gọi diệp hạ châu. Cả cây dược liệu khô 100g (tươi 300g).

- Quả dứa dại tách ra từng múi dùng khô 100g, dùng tươi 300g.

- Cây mã đề, dùng tươi 50g.

- Củ tam thất, xay thành bột mịn 6g/ngày chia làm 3 lần.

Cách dùng: Sắc 3 vị thuốc đầu với 2 lít nước còn 1/2 lít. Chia làm 3 lần hòa với bột tam thất 2g mỗi lần - ban ngày uống 2 lần, ban đêm uống 1 lần. Uống liên tục một ngày một thang trong vòng 30 ngày.

Ngày thứ 31 có thể bỏ vị mã đề nếu bụng mềm, đi tiểu bình thường, và giảm vị tam thất còn 3g/ngày chia 3 lần hòa thuốc uống.


Liệu trình điều trị 6 tháng (theo kinh nghiệm). chữa xơ gan cổ chướng giai đoạn cuối

- Điều trị 15 ngày: Bệnh nhân thấy người nhẹ nhõm, ăn ngủ được, đi lại trong nhà.

- Điều trị 30 ngày: Bụng mềm, nhỏ lại, bệnh nhân khỏe, tự giải quyết mọi sinh hoạt cá nhân.

- Điều trị 3 tháng: Bệnh nhân hoàn toàn khỏe, gan, lách mềm, nhỏ nhưng siêu âm thấy gan còn thô (còn xơ gan).

Tháng thứ 4 vẫn uống 3 vị trên (dứa dại, diệp hạ châu và tam thất).

Tháng thứ 5 và 6 uống 1 tuần 2 thang gồm 2 vị (dứa dại, diệp hạ châu).

Sau 6 tháng điều trị bệnh nhân khỏe đạt 80-90%, lao động bình thường.

Ghi chú: Nếu bụng trướng nước, gan cứng to gây khó thở thì trục nước ra bằng một trong các cách sau:

Bài 1: Rễ cỏ tranh khô 70g (tươi 210g), vỏ quả cau (đại phúc bì) 3 vỏ, hạt mã đề (xa tiền tử) 30g, đậu đen sao vàng 50g. Cho nước 1.000ml sắc còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 2: Nếu đã uống bài 1 từ 1-2 thang bệnh nhân vẫn khó thở, bụng vẫn trướng nước thì uống bài 2.

- Vị thuốc: Lá nhót tươi 100g + lá cây cà phê, chè tươi 100g. Nước 600ml sắc còn 200ml uống hết một lần khi nước còn ấm.

- Sau khi uống từ 1-2 giờ bệnh nhân đi tiểu 7-8 lần/ngày (lượng nước tiểu từ 8-9 lít).

- Cầm đi tiểu: Cho uống nước sắc hạt đậu xanh còn nguyên vỏ. Đậu xanh 150g nước 400ml sắc còn 150ml để thật nguội. Khi bệnh nhân đi tiểu được 7-8 lít thì cho bệnh nhân uống.

- Khi cần đến bài trục nước thứ 2 này thì dừng uống thuốc trị bệnh một ngày.

18 thg 3, 2013

Bệnh truyền nhiễm thủy đậu


Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây

Có khả năng phát triển thành dịch bệnh, do một loại siêu vi trùng gây ra, có tên gọi là Varicella-Zoster Virus. Bệnh có thể phát ở khắp nơi, nhưng thường gặp nhất ở những nơi đông dân cư, nhà trẻ, trường mẫu giáo…

Bệnh không loại trừ một ai, nhưng thường gặp nhất ở trẻ con. Những năm gần đây, người lớn mắc bệnh thuỷ đậu nhiều hơn trước. Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp, bằng những giọt nước bọt bắn ra từ người bệnh, một số ít lây qua do tiếp xúc trực tiếp với bóng nước. Thời gian lây bệnh bắt đầu 24 giờ trước khi có phát ban và kéo dài cho đến những nốt đậu đóng mài (trung bình 7- 8 ngày).

bệnh truyền nhiễm thủy đậu

Biểu hiện của bệnh thủy đậu như thế nào?

Khi bị nhiễm siêu vi gây bệnh, bệnh được biểu hiện qua nhiều giai đoạn:
  -  Giai đoạn ủ bệnh: Đây là giai đoạn cơ thể đã bị xâm nhập bởi tác nhân gây bệnh, nhưng chưa có biểu hiện các triệu chứng bệnh lý. Thời kỳ này kéo dài trung bình từ 13 -17 ngày.

  -  Giai đoạn khởi phát: Người bệnh có thể sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu… Một số trường hợp có thể phát ban tạm thời, với những nốt hồng ban, kích thước vài mm, nổi trên nền da bình thường. Đây là tiền thân của những nốt đậu sau đó.

  -  Giai đoạn toàn phát: Đây là thời kỳ đậu mọc. Trong giai đoạn này, trên da xuất hiện những bóng nước hình tròn hay hình giọt nước trên viền da màu hồng. Bóng nước có đường kính từ 3-10 mm. Đầu tiên xuất hiện ở thân mình, sau đó lan đến mặt và tứ chi. Bóng nước lúc đầu chứa dịch trong, sau có thể hóa đục. Chúng mọc nhiều đợt trên một vùng da, nên ta có thể thấy tổn thương ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Từ hình ảnh phát ban, bóng nước chứa dịch trong, bóng nước chứa dịch đục, cho đến các tổn thương đã đóng mài.
Ngoài ra, các bóng nước có thể xuất hiện ở niêm mạc miệng, đường tiêu hóa, hô hấp hoặc tiết niệu, thậm chí ở bộ phận sinh dục, gây ra các triệu chứng buốt đau, dấu hiệu loét đường tiêu hóa, khó thở, tiểu rát… Một số trường hợp khác, các bóng nước có thể xuất hiện ở mi mắt hoặc kết mạc mắt. Trong giai đoạn này bệnh nhân có thể có sốt, ngứa ở nhiều mức độ khác nhau. Bóng nước càng nhiều thì bệnh càng nặng. Trẻ nhỏ thường nhẹ hơn trẻ lớn.

  -  Giai đoạn hồi phục: Sau một tuần, hầu hết các bóng nước đóng mài. Bệnh chuyển sang giai đoạn hồi phục.

Bệnh thủy đậu có thể để lại các biến chứng gì?
Chính vì bệnh thường gây các tổn thương xuất hiện trên da, nên tình trạng bội nhiễm là biến chứng thường gặp nhất của bệnh thủy đậu. Biến chứng này xảy ra do các nốt đậu bị vỡ hoặc da bị trầy xước do bệnh nhân gãi, hay do các tổn thương không được chăm sóc đúng qui cách.

Biến chứng thứ hai là viêm phổi thủy đậu, có thể gặp ở người lớn và những người suy giảm miễn dịch. Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể xảy ra trong thời kỳ đậu mọc với các biểu hiện sốt cao, thở nhanh, khó thở, tím tái, đau ngực, ho ra máu. Trên X quang sẽ thấy hình ảnh tẩm nhuận dạng nốt và viêm phổi mô kẽ.

Biến chứng thứ ba là hội chứng Reye: Trong giai đoạn đậu mọc nếu cho trẻ uống Aspirin để hạ sốt hoặc giảm đau, trẻ có thể bị hội chứng Reye. Hội chứng này xuất hiện ở giai đoạn hồi phục của bệnh với triệu chứng bồn chồn, lo âu, kích thích. Trong trường hợp nặng có thể diễn tiến đến hôn mê, co giật do phù não.

Dị tật bẩm sinh là biến chứng thứ tư được đề cập đến. Trẻ em có mẹ bị bệnh trong 3 tháng cuối thai kỳ, sau sinh sẽ có thể bị dị tật bẩm sinh với hình ảnh sẹo da, teo cơ, bất thường ở mắt, co giật, chậm phát triển tâm thần…

Viêm não thủy đậu cũng là biến chứng có thể gặp trong bệnh thủy đậu. Biến chứng này có thể gặp trong thời kỳ ủ bệnh, trong giai đoạn nổi bóng nước hoặc trong giai đoạn hồi phục. Biểu hiện thường gặp là rung giật nhãn cầu, đôi khi có thể kèm theo co giật hoặc hôn mê.

Phòng trị bệnh như thế nào?
Mục đích điều trị của bệnh thủy đậu ở những người có hệ thống miễn dịch bình thường là để giảm nguy cơ gây biến chứng.

Việc điều trị bao gồm: Chăm sóc tại chỗ các bóng nước trên da bằng các dung dịch sát khuẩn, chống nhiễm trùng như dung dịch Methylene Blue, Milian… và các thuốc điều trị triệu chứng chống ngứa, kháng sinh chống bội nhiễm và thuốc chống siêu vi trùng (Acyclovir là thuốc được xem có hiệu quả chống siêu vi gây nên bệnh thủy đậu. Thuốc có khả năng rút ngắn thời gian tạo bóng nước, làm giảm tổn thương da mới và các triệu chứng của bệnh). Việc điều trị cần được thực hiện dưới sự kiểm soát của thầy thuốc chuyên khoa.

Về phòng ngừa, có một số biện pháp được đặt ra: Khi phát hiện bệnh, người bệnh cần được cách ly cho đến lúc các nốt đậu đóng mài. Tuy nhiên, hiệu quả hạn chế, do bệnh có thể lây từ 24-48 giờ trước khi xuất hiện các bóng nước trên da. Bên cạnh đó, chủng ngừa là biện pháp có ý nghĩa tích cực trong phòng bệnh, nhằm tạo khả năng miễn dịch khống chế tác nhân gây bệnh.

Xem thêm: điều trị ung thư gan | chua benh xo gan | xơ gan cổ chướng | chữa xơ gan cổ chướng giai đoạn cuối

15 thg 3, 2013

Thuốc nam trị dứt điểm bệnh gan

thuoc tri benh gan khỏi dứt điểm của thầy thuốc Dư Ba tại tỉnh Thanh Hóa

Dấu hiệu nhận biết:

Bệnh gan thật sự rất nguy hiểm và bạn nên theo dõi cơ thể để phát hiện ra những dấu hiệu nhỏ nhất, dễ dàng được thấy từ bên ngoài. Da có dấu hiệu đổi màu. Màu mắt và nước tiểu đều có màu vàng đục, đậm. Việc này gọi là hiện tượng vàng da và nó được coi như dấu hiệu đầu tiên của bệnh gan.

Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu mũi và cơ thể dễ bầm tím, bạn có thể thiếu protein hoặc tệ hơn là bệnh gan.

Màu của phân thay đổi cũng là dấu hiệu của rối loạn chức năng gan. Người mắc bệnh gan cũng thường xuyên cảm thấy quặn ruột và đi tiêu đột xuất.

Có những dấu hiệu lạ ở vùng bụng. Ví dụ như sưng dưới xương sườn bên phải là dấu hiệu chung của bệnh nhân gan. Nó có thể gây áp lực nặng nề lên cơ hoành và khiến bạn đau khi thở.

Chế độ ăn uống thay đổi. Người bị gan sẽ cảm thấy kém ăn dẫn tới giảm cân, rối loạn chức năng gan, thiếu máu và hay có cảm giác buồn nôn.

Màu sắc và hình dạng móng tay cũng có thể chỉ ra bạn có mắc bệnh gan hay không. Nếu móng tay cong, màu trắng có nghĩa là bạn có nguy cơ mắc bệnh gan. Chứng khát nước thường xuyên và thường xuyên đi tiểu cũng xuất hiện ở người bị gan. Người bị gan thường cảm thấy đau đầu, chóng mặt, co thắt, trầm cảm dễ cáu gắt.

Những dấu hiệu trên là những dấu hiệu rất dễ nhận biết bên ngoài và bằng mắt thường.

Vậy điều trị bệnh gan bằng cách nào? 
Có nhất thiết phải dùng thuốc Tây hay những phương pháp hiện đại, đắt tiền

Sau bao thế hệ lưu truyền và giữ gìn. Gia đình thầy thuốc Dư Ba đã chữa thành công các loại bệnh về gan như: Xơ gan cổ chướng, viêm gan B, gan nhiễm mỡ, tăng men gan, suy yếu chức năng gan... đặc biệt là hoàn toàn dùng bằng thuốc Nam.

Khuyến cáo cho bệnh nhân là: Khi đã mắc bệnh xơ gan cổ chướng bụng rất to, tuyệt đối không được dùng lợi tiểu các dạng, không được hút dịch. Khi tình trạng bệnh nguy kịch và tỷ lệ dẫn tới tử vong cao, thầy thuốc Dư Ba vẫn có thể chữa được với những bài thuốc Nam gia truyền.

Đã từ lâu đây là địa chỉ tin cậy của bà con xa gần và ngoại tỉnh, không gì ngoài mục đích cứu bệnh bằng khả năng được thừa hưởng, thầy thuốc Dư Ba đau đáu một điều là "phải làm sao đem sức lực và sự tâm huyết của mình để cứu lấy những nạn nhân bị bệnh gan không những ở tỉnh nhà mà còn những bà con không may mắc bệnh ở những tỉnh khác".

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân ung thư gan

điều trị ung thư gan biểu mô tế bào

Hơn 30 bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào gan không còn chỉ định phẫu thuật đã được các bác sĩ Bộ môn – Khoa Nội tiêu hóa (A3) Bệnh viện TWQĐ 108 can thiệp thành công kỹ thuật hóa tắc mạch với hạt vi cầu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG). Đây là một phương pháp điều trị UTBMTBG mới được thực hiện và công bố gần đây tại các nước Âu Mỹ và lần đầu tiên đưa vào ứng dụng ở nước ta.

Ghi nhận từ ca bệnh đầu tiên
Bác Võ Văn Đ., 70 tuổi (Hà Nội) không giấu nổi vui mừng khi biết mình đã được các bác sĩ Bộ môn - Khoa nội Tiêu hóa (A3), Bệnh viện TWQĐ 108 can thiệp thành công kỹ thuật mới điều trị UTBMTBG cho mình, đây là khối u có kích thước gần 8cm sau điều trị bằng kỹ thuật hóa tắc mạch vi cầu đã nhỏ đi chỉ còn 3cm. Theo lời kể của bệnh nhân, ông có tiền sử viêm gan B mạn, được phát hiện và chẩn đoán UTBMTBG từ năm 2004. Ông đã được điều trị bằng phương pháp tiêm ethanol qua da và bệnh ổn định 7 năm nay.

Tuy vậy, trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ năm 2011, bác sĩ phát hiện ông có khối u gan tái phát với kích thước 8cm ở hạ phân thùy IV, tăng sinh mạch mạnh. Đối với căn bệnh UTBMTBG, để điều trị cho người bệnh đòi hỏi phải được phát hiện sớm và phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u vẫn là hiệu quả nhất. Khi bệnh nhân đã có triệu chứng lâm sàng như đau vùng gan hoặc gày sút cân nhanh thì đây thường là giai đoạn bệnh tiến triển và phương pháp điều trị tạm thời cơ bản là hóa tắc mạch qua đường động mạch hay còn gọi là phương pháp hóa tắc mạch truyền thống.

Tuy nhiên, từ thực tiễn 10 năm nghiên cứu điều trị bệnh UBMTBG bằng phương pháp này, PGS.TS. Mai Hồng Bàng - Phó Giám đốc Bệnh viện, chủ nhiệm Bộ môn Nội tiêu hóa - chủ trì việc triển khai kỹ thuật hóa tắc mạch tại BV cho biết: “Phương pháp hóa tắc mạch truyền thống có những hạn chế nhất định, đó là tỷ lệ hoại tử hoàn toàn khối u thấp, tác dụng phụ và biến chứng sau điều trị khá nặng nề và để giữ vững kết quả thì phải điều trị nhắc lại nhiều lần. Vì thế, chúng tôi quyết tâm ứng dụng những kỹ thuật hóa tắc mạch mới được thực hiện và công bố gần đây tại các nước Âu Mỹ, đó là kỹ thuật hóa tắc mạch với hạt vi cầu để điều trị bệnh UTBMTG – một bệnh đang rất phổ biến tại Việt Nam”.



Ngày 3/6/2011, bệnh nhân Đ. đã được chỉ định điều trị UTBMTBG bằng phương pháp hóa tắc mạch với hạt vi cầu DC Beads (DCB). Sử dụng hạt DCB với 2 loại kích cỡ: 1ml loại hạt đường kính 100 - 300 micromet và 1ml loại hạt đường kính 500 - 700 micromet. Mỗi loại kích cỡ hạt được tải với 37,5mg doxorubicin (hóa chất chống ung thư). Thời gian tải 60 phút cho loại kích cỡ nhỏ và 90 phút cho loại kích cỡ lớn… Sau can thiệp, bệnh nhân chỉ nằm viện 5 ngày và xuất viện trong tình trạng sức khỏe tốt, ăn ngủ bình thường, không sốt, hết đau vùng gan, men gan gần như bình thường và hiện nay vẫn có thể chơi thể thao hàng ngày. Đây là bệnh nhân đầu tiên được can thiệp bằng phương pháp này và đáp ứng điều trị tốt.

Chi phí cho một ca điều trị hoá tắc mạch bằng vi cầu khoảng 45 – 50 triệu đồng, tuy nhiên cũng kỹ thuật này ở một số nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan…thì người bệnh sẽ phải chi phí hơn thế nhiều lần.

Đến nay, Bộ môn – Khoa nội tiêu hóa, Bệnh viện TWQĐ 108 đã thực hiện thành công kỹ thuật hóa tắc mạch với hạt vi cầu cho hơn 30 bệnh nhân UTBMTBG và diễn biến tình trạng bệnh của đa số các bệnh nhân đều tốt. Những bệnh nhân đáp ứng tốt với phương pháp điều trị này đều có kích thước khối u đã được thu nhỏ so với trước khi điều trị.

Kỹ thuật hóa tắc mạch vi cầu không chỉ được áp dụng cho bệnh nhân bị UTBMTBG không còn chỉ định phẫu thuật và từ chối phẫu thuật mà còn được chỉ định điều trị cho bệnh nhân ung thư gan thứ phát, ung thư đường mật trong gan và các khối u tăng sinh mạch ở gan khác..
Khắc phục nhược điểm của kỹ thuật hóa tắc mạchtruyền thống


Về phương pháp điều trị mới này, TS. Nguyễn Tiến Thịnh – người trực tiếp thực hiện kỹ thuật và theo dõi điều trị cho biết: “Hóa tắc mạch với hạt vi cầu là một kỹ thuật hóa tắc mạch mới, khắc phục được những nhược điểm chính của kỹ thuật hóa tắc mạch truyền thống nhờ sử dụng tác nhân tắc mạch cũng đồng thời là chất mang và phóng thích thuốc một cách bền vững - đó là các hạt vi cầu DCB”.

Hiện nay, điều trị ung thư gan tại một số nước châu Âu và châu Á đã công nhận kỹ thuật hóa tắc mạch vi cầu là phương pháp ưu việt, hiệu quả cao và có khoảng trên 30% số bệnh nhân UTBMTBG được điều trị theo phương pháp này.
Hạt vi cầu DCB là hạt hình cầu, có tính mềm, đàn hồi được bảo quản dưới dạng dung dịch phosphat, cho phép duy trì nồng độ thuốc ổn định trong khối u, đồng thời giảm nồng độ thuốc khuếch tán ra tuần hoàn ngoại vi. Hạt DCB là một dạng hạt vi cầu được thiết kế đặc hiệu cho kỹ thuật hóa tắc mạch, có thể được chuyển tải cùng với hóa chất chống ung thư như doxorubicin. Sự gắn kết và phóng thích hóa chất được thực hiện theo cơ chế trao đổi ion: hạt DCB mang điện tích âm còn hóa chất chống ung thư mang điện tích dương nên khi trộn lẫn với nhau chúng sẽ được gắn kết chặt chẽ.

Khi đưa vào trong khối u (môi trường plasma giàu điện tích dương) thì hóa chất được phóng thích từ từ theo cơ chế cạnh tranh trao đổi ion. Chính vì thế, hóa chất trong khối u được duy trì ở nồng độ cao và kéo dài tới 14 ngày sau điều trị can thiệp. Như vậy, khi nồng độ hóa chất trong khối u càng cao và kéo dài thì khả năng diệt tế bào ung thư càng chắc chắn và mạnh mẽ. Bản thân hạt DCB với những kích cỡ khác nhau từ 100 – 900 micromet sẽ gây ra hiện tượng tắc động mạch nuôi khối u.

Các hạt DCB kích thước nhỏ gây tắc vi tuần hoàn khối u và những hạt DCB lớn hơn gây tắc tiểu động mạch và những nhánh động mạch nhỏ nuôi u gây hiện tượng thiếu máu u nặng nề, hậu quả khối u bị bỏ đói và chết. Tính ưu việt của hạt vi cầu có tác dụng làm giảm số lần điều trị nhắc lại, giảm số lần nhập viện, giảm ngày nằm điều trị, hạn chế tác dụng phụ do hóa chất chống ung thư gây ra. Người bệnh sau can thiệp bằng phương pháp này có thời gian nằm viện trung bình 1 tuần, còn thực hiện bằng phương pháp hóa tắc mạch truyền thống do tác dụng phụ của thuốc nên thời gian nằm viện sẽ phải kéo dài hơn, nguy cơ tổn thương đến các nhu mô gan lành cũng cao hơn.

Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào sự chỉ định phù hợp đối với từng ca bệnh cụ thể; không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng tốt phương pháp điều trị này. Cũng như hóa tắc mạch truyền thống, phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp UTBMTBG không còn chỉ định phẫu thuật, khối u gan tăng sinh mạch với chức năng gan còn tương đối khá và không có các chống chỉ định đặc biệt.

Xem thêm: điều trị viêm gan | viêm gan câp tính | tác hại của rượu | đầy bụng khó tiêu

Khối u bị vỡ khi chữa ung thư bằng thuốc nam

chua benh ung thu bằng thuốc nam coi chừng bệnh càng nặng hơn

Bị ung thư vú di căn hạch nách nhưng chị Nguyễn Thị Thiếc (55 tuổi ở Chương Mỹ, Hà Nội) đã không điều trị mà về uống thuốc Nam, hậu quả khối u hạch nách 'khổng lồ' bị vỡ ra...

Nhiều người suy gan thận và di căn do thuốc Nam

Nằm tại khoa chống đau Bệnh viện K, chị Nguyễn Thị Thiếc vật lộn với đau đớn, không thể tự ngồi dậy được. Tay phải không xỏ được vào áo vì khối u khổng lồ thâm đen chiếm cả một vùng nách đang rỉ máu - hoại tử hoàn toàn, tay sưng phù không nhấc nổi...

Chị nghẹn ngào, đầu năm 2012, chị phát hiện ở đầu vú có một cục nhỏ bằng đầu ngón tay, không đau đớn gì. Vì hoàn cảnh gia đình, chồng chết, 4 đứa con, một đứa bị bệnh tâm thần, 2 đứa đang ăn học, một đã có gia đình riêng... nên chị chủ quan, mải làm nuôi con. Đến tháng 8/2012 xuất hiện hạch nách chị đi khám bác sĩ kết luận ung thư và chỉ định truyền hóa chất sau đó phẫu thuật. Nhưng một phần vì không có tiền, một phần lo sợ truyền hóa chất sức yếu, mổ u tiến triển nhanh nên chị đã về nhà ăn chay và nghe theo người quen lên thầy Trung ở Vĩnh Yên uống thuốc Nam. Càng uống thuốc bệnh của chị càng tiến triển nhanh, hạch sưng to và đau đớn chị không thể đi làm được. Ngày 12/1 thì u vỡ, máu chảy ướt mấy cái áo và chị phải nhập viện.

ThS.BS Nguyễn Thị Hương, Khoa Chống đau, Bệnh viện K cho biết, rất nhiều bệnh nhân ung thư vú được chẩn đoán giai đoạn sớm nhưng từ chối phẫu thuật vì sợ đụng dao kéo, ung thư tiến triển nhanh, đến khi nhập viện thì nhiều người không chỉ bị di căn hạch, xương, não, phổi... mà còn bị suy gan, suy thận do tai biến của thuốc Nam.

BS Nguyễn Thị Hương đang thăm khám cho chị Thiếc.

Phát hiện và điều trị sớm khỏi bệnh 90%

GS.TS Nguyễn Bá Đức cảnh báo, ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ nhiều nước nhưng nếu phát hiện sớm, điều trị đúng thì khỏi bệnh tới 90%. Khi phát hiện vú nổi cục, đau, hoặc tiết dịch đầu vú... bệnh nhân không nên lo sợ ung thư. Nguyên nhân thường gặp nhất gây đau, nổi cục ở vú là sự thay đổi xơ nang, hiện tượng này xảy ra với gần 60% phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh.

Vì vậy, nếu phát hiện thấy bất thường ở ngực cần đi khám làm xét nghiệm để phân biệt các bệnh thông thường, lành tính của vú và ung thư. Phụ nữ dưới 30 tuổi rất hiếm người bị ung thư vú, còn dưới 25 tuổi thì hầu như không có. Ung thư vú tăng lên khi phụ nữ càng lớn tuổi (35 - 45 tuổi).

13 thg 3, 2013

Một số loại thảo dược trị bệnh gan

Một số loại thảo dược được sử dụng làm thuoc tri benh gan rất hiệu quả

Trong các loại dược thảo có tác dụng lợi mật, trị viêm gan, ác-ti-sô chiếm một vị trí quan trọng. Nó làm tăng mạnh lượng mật bài tiết, tăng lượng nước tiểu và nồng độ urê trong nước tiểu, giảm lượng urê và cholesterol trong máu.

Ác-ti-sô được dùng làm thuốc thông mật, điều trị hỗ trợ trong các bệnh viêm gan, suy gan. Dạng dùng là lá tươi hoặc khô (liều tương đương 2-10 g lá khô một ngày), sắc uống hoặc nấu cao rồi bào chế thành viên, hay chiết xuất thành dạng cao lỏng tinh chế, dùng dưới hình thức giọt.

Viên cynaraphytol chứa 200 mg cao tinh chế từ lá tươi ác-ti-sô. Ngày dùng 2-4 viên. Trà túi lọc ác-ti-sô được bào chế từ các bộ phận của cây với tỷ lệ: thân 40%, rễ 40%, hoa 20%. Mỗi túi chứa 2 g, liều dùng không hạn chế.

Một số loại thảo dược trị bệnh gan mật khác:

Dành dành: Cao chiết từ quả dành dành làm tăng sự tiết mật. Trong thử nghiệm trên thỏ đã thắt ống dẫn mật chủ, cao nước và hoạt chất trừ dành dành ức chế sự gia tăng bilirubin trong máu. Dành dành còn có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Trong y học cổ truyền, nó là một vị thuốc được dùng từ lâu đời chữa bệnh vàng da. Ngày dùng 6-12 g quả dưới dạng nước sắc hoặc hoàn tán.

Đại hoàng: Có tác dụng làm tăng tiết mật, kháng khuẩn, lợi niệu. Với liều vừa phải (0,5-2 g), nó chữa các chứng vàng da, kém ăn, ăn không tiêu. Ở liều cao, nó là thuốc tẩy nhẹ dùng cho người bị vàng da nặng, đầy bụng, đại tiện bí. Ngày dùng 3-10 g sắc uống. Phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc người bị sỏi niệu calci oxalat không dùng đại hoàng.

Hoàng cầm: Có tác dụng ức chế kháng nguyên bề mặt của virus gây bệnh viêm gan B. Trong y học cổ truyền, hoàng cầm được dùng điều trị bệnh vàng da. Ngày uống 6-15 g dạng thuốc sắc hoặc bột.

Nghệ: Tinh dầu nghệ có tác dụng làm tăng tiết mật nhờ thành phần p-tolylmethyl carbinol. Nghệ còn có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Một bài thuốc có nghệ đã được áp dụng điều trị viêm gan do virus và hầu hết bệnh nhân thử nghiệm đều khỏi. Trong y học cổ truyền, nghệ được dùng chữa bệnh vàng da. Ngày uống 2-6 g dưới dạng bột hoặc thuốc sắc, chia làm 2-3 lần.

Nhân trần: Cao chiết từ nhân trần có tác dụng làm tăng tiết mật, tăng chức năng thải trừ của gan, kháng khuẩn và chống viêm. Nhân trần đã được áp dụng điều trị cho các bệnh nhân mắc viêm gan do virus cấp tính, bệnh vàng da.Trong y học cổ truyền, nhân trần được dùng chữa vàng da, sốt nóng, tiểu tiện không thông. Ngày dùng 8-20 g, dưới dạng thuốc sắc, siro hoặc thuốc viên.

Các bài thuốc cụ thể

- Vàng da, vàng mắt, sốt: Dành dành 5 g, hoàng bá 5 g, cam thảo 2g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc: Nhân trần 20 g, dành dành 12 g, đại hoàng 4 g. Sắc uống ngày một thang.

- Viêm gan, vàng da, vàng mắt: Nhân trần 30 g, dành dành 12 g, vỏ đại 10 g (hoặc chút chít 8 g). Sắc uống ngày một thang.

- Viêm gan, tắc mật: Đại hoàng tẩm rượu sao, tán bột. Ngày uống 2-4 lần, mỗi lần 2 g.

- Viêm gan do virus cấp tính: Hoàng cầm, hoàng bá, hoàng liên, dành dành mỗi vị 12 g, nhân sâm, thạch xương bồ, đại hoàng sống mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang.

- Viêm gan do virus mạn tính: Nhân trần 20 g, kim ngân 16 g, hoàng cầm, hoạt thạch đại phúc bì, mộc thông mỗi vị 12 g, phục linh, trư linh, bạch đậu khấu mỗi vị 8 g, cam thảo 4 g. Sắc uống ngày một thang.

- Viêm gan, suy gan, vàng da: Bồ bồ 10 g, nghệ, dành dành, râu ngô mỗi vị 5 g. Mỗi ngày uống một thang dưới dạng thuốc sắc, siro hoặc cốm. Hoặc: Rau má 4 g, núc nác 3 g, nhân trần 3 g, nghệ, sài hồ nam, dành dành, nhọ nồi, hậu phác nam (vối rừng) mỗi vị 2 g.
Nghệ, dành dành, hậu phác nam được tán bột mịn, các vị khác nấu cao đặc với nước. Làm viên hoàn, ngày uống 10 g, chia làm 2 lần.

Xem thêm: tác hại của rượu | đầy bụng khó tiêu | chua benh ung thu | thuoc dieu tri ung thu gan

11 thg 3, 2013

Nivalive điều trị viêm gan- Tăng cường chức năng gan

Nivalive điều trị viêm gan - Tăng cường chức năng gan



Thành phần cấu tạo:
Cardus marianus Extract………………. 100 mg
Maitake Mushroom Extract 20% ………200 mg
Resveratrol …………………………………10 mg
Các thành phần khác vđ…………………….1 viên

Công dụng:  Giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến gan như:
- Bảo vệ tế bào gan và phục hồi chức năng gan cho những người uống rượu, bia, bị ngộ độc thực phẩm, hoá chất
- Tăng cường chức năng giải độc cho gan trong các trường hợp: Dị ứng mãn tính, mẩn ngứa, mụn nhọt, trứng cá.
- Những người đang sử dụng thuốc có hại đến tế bào gan như thuốc điều trị bệnh lao, ung thư, đái tháo đường, các thuốc tác động lên thần kinh, thuốc chống viêm không steroid…
- Những người có rối loạn chức năng gan với các biểu hiện: mết mỏi, chán ăn, ăn khó tiêu, vàng da, bí tiểu tiện, táo bón…
- Hỗ trợ điều trị Bệnh viêm gan cấp và mãn tính, viêm gan do virus (viêm gan B,C); suy gan, gan nhiễm mỡ. Phòng và hỗ trợ điều trị xơ gan, ung thư gan.

Cách dùng:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống mỗi lần 1 viên x 2-3 lần/ngày
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Uống mỗi lần 1viên/ngày
Quy cách đóng gói : Hộp 12 vỉ x 5 viên nang mềm
Xuất xứ :Northfort U.S.A – PILL INTER PHARMA
Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng và đã qua kiểm duyệt của bộ y tế .

Xem thêm: điều trị ung thư gan | chua benh ung thu | thuoc tri benh gan | thuoc dieu tri ung thu gan

Gia vị tẩm ướp tự đóng gói có thể gây ung thư

Một số loại phụ gia cần tránh để phòng ngừa các bệnh ung thư và giúp quá trình chua benh ung thu được tốt hơn

Các loại phụ gia đủ màu sắc được đóng trong những túi nilon trắng nhỏ, khối lượng chừng 15 – 20 gr và trên bao bì không hề ghi nhãn mác, nguồn gốc, thành phần có thể gây ung thư.

Một số loại gia vị tẩm ướt giúp món ăn có màu, mùi vị lạ hơn như: bột điều đỏ, bột nghệ, bột ớt, bột tiêu… bày bán tràn lan tại các sạp hàng đồ khô. Điều đáng lưu ý là các loại phụ gia này được đóng trong những túi nilon trắng nhỏ, khối lượng chừng 15 – 20 gr và trên bao bì không hề ghi nhãn mác, nguồn gốc cũng như thành phần.

Gói phụ gia mini không rõ nguồn gốc

Tại các khu chợ ở Hà Nội: Đồng Xuân, Dịch Vọng, Phùng Khoang, Nghĩa Tân… không khó để mua được những gói bột điều đỏ, bột tiêu, ớt… được bày bán tràn lan ở khắp các sạp đồ khô. Chúng được đóng thành những gói siêu nhỏ chừng 15 – 20 gr, giá khoảng 1.000 – 5.000 đồng/gói. Do nhỏ bé, tiện dụng nên loại phụ gia đóng gói nhỏ này được nhiều bà nội trợ lựa chọn. Họ dùng chúng để chế biến các món chiên, nướng… khiến món ăn trở nên đẹp mắt và nhiều mùi vị.

Ghé vào một sạp hàng rau quả, đồ khô ở chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), khi vừa đề cập đến loại gia vị để làm món thịt nướng, anh bán hàng nhanh chóng đưa cho PV Chất lượng Việt Nam một chiếc khay nhựa, bên trong la liệt các gói gia vị đựng trong túi nilon siêu nhỏ chừng 15 gr với đủ màu sắc: đỏ, vàng, xanh đen. Nhìn thoáng qua khay hàng, anh này giới thiệu luôn: “Gói bột mịn màu đỏ là bột điều đỏ giá 5.000 đồng. Gói màu vàng nhạt là bột nghệ, đỏ thẫm là ớt, xanh đen là tiêu. Em thích lấy loại nào thì lấy”.

Khi được hỏi một gói gia vị thế này ướp được bao nhiêu thịt, anh cho biết tùy vào từng sở thích ăn uống của từng nhà (chuộng cay, chuộng mặn) hoặc thích màu đậm, màu nhạt mà sẽ có cách tẩm ướp với số lượng gia vị khác nhau. “Thông thường thì với một gói này có thể ướp 6 – 7 lạng thịt. Cách sử dụng cũng rất đơn giản, chỉ việc đổ những gói bột đó vào thực phẩm cần chế biến rồi xóc hoặc trộn để thịt ngấm đều phụ gia là có thể mang ra chiên nướng, xào nấu được. Dùng một lần không hết, buộc kín lại, lần sau sử dụng tiếp mà vẫn chưa mất màu, mất mùi đâu ”, anh này hướng dẫn.

Thấy những túi nilon bọc ngoài không hề có tem mác ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, tiêu chuẩn chất lượng, PV tiếp tục tỏ vẻ quan ngại: “Sao loại bột này không ghi hạn sử dụng vậy anh?”. Liền đó là câu trả lời tỉnh queo của người bán: “Các gói này là do anh san từ gói lớn ra để bán lẻ rồi tự đóng gói lấy chứ làm gì có cơ sở sản xuất nào đóng gói mini thế này”. Như để khẳng định về chất lượng mặt hàng mà mình đang bán, anh này nói thêm: “Các em cứ yên tâm, anh làm ăn ở đây lâu rồi nên nghiêm chỉnh lắm, ai lại đi bán hàng hết hạn bao giờ” (?!).

Gói bột điều đỏ không rõ nguồn gốc này được chủ hàng tự đóng gói bán với giá 5.000 đồng/gói

Khi biết PV muốn mua sản phẩm bột điều đỏ về dùng thử, nếu ngon, màu đẹp thì sắp tới sẽ mua với số lượng lớn hơn để về tẩm ướp thịt, bán trong hội chợ của trường, một chủ sạp đồ khô khác chợ Nghĩa Tân cố gắng câu kéo: “Nếu các em lấy nhiều thì sẽ có chế độ giảm giá riêng. Chị sẽ không bán gói cho các em mà bán theo cân, khoảng 100.000 đồng/kg. Cứ mang về ăn thử rồi lần sau ra đây lấy tiếp cho chị đắt hàng”.

Tiếp tục đảo thêm một số chợ khác, PV Chất lượng Việt Nam nhận thấy đa số các sạp hàng khô đều có bán các loại gia vị tẩm ướp này. Chúng được đóng trong gói nhỏ, khối lượng giống nhau, từ 15–20 gr. Giá bán giữa các sạp cũng chênh lệch nhau, khoảng từ 500 – 1.000 đồng/gói.

Dùng một lần và không có lần thứ 2

Vì là những sản phẩm được chủ hàng tự ý chia nhỏ, đóng gói và bán lẻ ra thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ và tiêu chuẩn theo quy định nên chất lượng của chúng vẫn là một dấu hỏi lớn cho người tiêu dùng. Đôi khi, chỉ cần một lần sử dụng nhiều khách hàng đã sợ “chết khiếp” bởi thứ mùi, thứ màu kì dị mà các loại gia vị tẩm ướp đóng túi này tạo ra.

Chị Diệu Linh (ngõ 111, Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội) kể: “Lần ấy thấy mấy người bạn đưa cho gói bột điều đỏ còn thừa sau khi đem kinh doanh thịt nướng bán ở hội chợ trường nên tôi cũng hí hửng mang về dùng. Đến khi trộn vào thịt lợn, gói bột đổi màu đỏ lòm, lại thêm nước thịt tiết ra trông như phẩm màu khiến tôi sợ quá phải rối rít mang thịt đi rửa sạch”.

Cũng từ “bài học xương máu” đó mà về sau, chị Diệu Linh không còn tơ tưởng đến việc tẩm ướp thịt bằng các loại phụ gia không rõ nguồn gốc này.

Các loại phụ gia sẽ khiến món ăn thêm ngon, nhưng với phụ gia trôi nổi thì nên thận trọng

Đã từng có thời điểm các cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện một số cơ sở sản xuất bột điều đỏ, bột ớt có chứa chất Rhodamine B trong sản phẩm. Rhodamine là chất độc hại không được phép hiện diện trong thực phẩm, bởi khi vào cơ thể và tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến tổn thương gan, thận và dẫn tới ung thư. Với những người gan kém có thể gây dị ứng tức thì. Các loại bột ớt, bột điều đỏ đang bày bán trên thị trường vì không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, chỉ tiêu chất lượng... nên khả năng không bảo đảm an toàn, có chứa các chất như Rhodamine B gây hại cho sức khỏe là hoàn toàn có thể xảy ra.

Mặt khác, Điều 17, Luật An toàn thực phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được quy định: đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu đính kèm trong mỗi đơn vị sản phẩm bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm… Chiếu theo đó, những sản phẩm phụ gia được người bán tự động đóng gói nhỏ để bán không hề đáp ứng được bất kỳ tiêu chuẩn và điều kiện nào nêu trên. Do vậy, dù rất tiện dụng trong chế biến, song người tiêu dùng nên thận trọng khi mua.


Ăn nhiều trứng dẫn đến viêm gan

Ăn trứng nhiều có thể gây đầy bụng khó tiêu , huyết áp cao, tiêu chảy, nổi mụn, dị ứng... đặc biệt gây hại cho gan. Vì trứng rất bổ, khó tiêu do đó bắt gan phải làm việc nhiều, lâu dài sinh ra yếu rồi bệnh nặng có thể dẫn đến viêm gan, bệnh xơ gan và ung thư gan...

Cháu Phạm Thị Oanh (6 tuổi ở Hà Nội) rất lười ăn và từ nhỏ chỉ thích ăn trứng. Thấy trứng đầy đủ chất dinh dưỡng nên mẹ cháu cũng chẳng ngần ngại mỗi ngày cho con ăn 2 - 3 quả.

Thấy con phát triển cân đối, mẹ cháu hoàn toàn yên tâm. Nào ngờ một lần tự dưng cháu bị đau bụng, đi khám được chẩn đoán viêm gan, điều trị đỡ một thời gian lại tái phát. Mãi khi đi lấy thuốc Đông y chị mới biết, nguyên nhân là do cho con ăn quá nhiều trứng.



Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, trứng rất giàu dinh dưỡng. Trong trứng có đủ protit, lipit, gluxit, các vitamin, các khoáng chất, các men và hormon. Các chất dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng, đặc biệt lòng đỏ chứa 1,6 hay 0,3gr cholesterol. Vì vậy, những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, mức cholesterol cao nên cảnh giác với tất cả các loại trứng.

Xem thêm: thuoc tri benh gan | thuốc đông y chữa bệnh xơ gan cổ chướng | thuoc dieu tri ung thu gan

8 thg 3, 2013

Cơ thể bạn nên ăn loại quả nào?

Thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày thiếu khoa học khiến bạn phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Liều thuốc an toàn và hữu hiệu nhất là bổ sung các thực phẩm tự nhiên. Hãy biết lắng nghe cơ thể mình để tìm ra liều thuốc hữu hiệu này.

Nhuộm tóc nên ăn bơ


Thành phần hóa học trong thuốc nhuộm tóc khiến tóc khô, xơ và chẻ ngọn. Bơ rất giầu chất béo thực vật và vitamin E giúp phục hồi và dưỡng ẩm các tế bào tóc.

Sử dụng một mặt nạ tóc từ bơ sẽ tăng cường độ đàn hồi của tóc, giúp tóc bớt chẻ ngọn và luôn giữ được độ óng ả.

Suy nghĩ nhiều nên ăn chuối

Lao động trí óc lấy đi rất nhiều năng lượng và các khoáng chất của cơ thể. Nếu không được bổ sung kịp thời, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng.

Chuối chứa nhiều serotonin, một chất truyền tín hiệu rất quan trọng trong não. Cứ 100g chuối cung cấp cho cơ thể hơn 1.7mg serotonin, có tác dụng cải thiện khả năng tập trung của bão bộ.

Người làm việc trí não nên ăn mỗi ngày 2 quả chuối. Người già ăn chuối cải thiện được chứng rối loạn trí nhớ, ít bị trầm uất, khỏi bị táo bón, tiểu đường. Chuối giàu chất dinh dưỡng nhưng năng lượng vừa phải nên không gây tăng cân.

Bệnh tim nên ăn bưởi

Cholesterol được coi là nguồn gốc gây nên hàng loạt các bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh tim. Hãy tích cực ăn bưởi bởi nó chứa nhiều pectin, một dạng chất xơ đặc biệt giúp làm giảm và cân bằng cholesterol trong máu.

Ngoài ra, bưởi chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và làm giảm quá trình lão hóa tế bào.

Da nhăn nên ăn xoài

Da nhăn do cơ thể bạn thiếu hàm lượng colagen thiết yếu. Khi đó, xoài là loại quả tốt nhất cho da bạn bởi nó giàu enzyme beta-carotene, có thể kích thích sức sống của các tế bào da, thúc đẩy chất thải, giúp đẩy nhanh quá trình hình thành colagen, duy trì tính đàn hồi của da, từ đó ngăn ngừa sự xuất hiện của nếp nhăn một cách hiệu quả.

Dùng nhiều máy tính nên ăn đu đủ


Học tập, đọc sách hoặc nhìn máy tính cả ngày khiến mắt bạn khô và đau nhức. Để cải thiện tình hình, hãy tăng cường ăn đu đủ hàng ngày.

Đu đủ chín là một nguồn tuyệt vời của chất chống oxy hóa vitamin C, vitamin E và carotenoid như beta-carotene và lycopene giúp ngăn ngừa sự lão hóa các tế bào trong cơ thể.

Ngoài ra, thành phần lutein và zeaxanthin, được gọi là hoàng thể tố (xanthophylls), tập trung ở khu vực điểm vàng của mắt, có chức năng bảo vệ chống lại năng lượng ánh sáng cao có thể gây tổn hại đến võng mạc mắt.

Hút thuốc nên ăn nho

Các độc tố tích lũy trong cơ thể sau một thời gian dài hút thuốc sẽ làm phổi suy yếu. Nho có tác dụng giải độc rất tốt.

Ngoài ra, ăn nho giúp tiêu đờm và giảm bớt tình trạng viêm đường hô hấp do hút thuốc gây ra. Nho nên có trong bữa ăn của những người mắc bệnh lao phổi giai đoạn đầu.

Đau cơ bắp nên ăn dứa

Khi vận động nhiều khiến cơ bắp bị đau nhức, máu lưu thông kém, hãy chọn dứa để ăn hoặc ép làm nước giải khát.

Dứa có chứa các thành phần bromelain, có tác dụng chống viêm, có thể thúc đẩy quá trình phục hồi của các mô, đồng thời giúp tăng tốc độ trao đổi chất, cải thiện tuần hoàn máu, từ đó giúp giảm sưng và đau nhanh chóng.

Thiếu máu nên ăn quả anh đào


Khi hàm lượng chất sắt trong máu giảm, bạn dễ bị thiếu máu và cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi. Quả anh đào giàu sắt và hàm lượng vitamin C giúp thúc đẩy quá trình hấp thu sắt và lưu thông máu trong cơ thể.

Nguồn: Dân Trí

Cách điều trị viêm họng và tránh các biến chứng

Cách điều trị viêm họng:

Liều dùng kháng sinh thường một đến hai tuần, không nên ngưng nửa chừng mặc dù các triệu chứng đã bớt để tránh nhờn thuốc. Có thể ngậm mật ong, pha mật ong vào nước chanh để uống.

Họng là ngã tư giữa đường ăn và đường thở, nơi tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên rất dễ viêm nhiễm. Những lúc giao mùa giữa nắng và mưa, sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt là ở người già và trẻ em bị giảm đi, là điều kiện để một số bệnh thuận lợi như viêm họng khởi phát.

Theo bác sĩ Võ Quang Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, vùng tai mũi họng là vùng thông nhau, liên quan mật thiết nên khi bị viêm họng có thể kèm theo viêm mũi, viêm thanh quản và ngược lại.

Viêm họng nếu do liên cầu khuẩn gây ra thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Một số biến chứng gần như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản, phế quản… Những biến chứng xa của viêm họng là bệnh thấp tim, thấp khớp, viêm vi cầu thận...

Do đó, bác sĩ Phúc lưu ý, để tránh các biến chứng nguy hiểm, bệnh viêm họng cần được phát hiện và điều trị dứt điểm, tránh để tái đi tái lại, đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi sức đề kháng kém.

Mùa nắng gọi là mùa viêm nhiệt, thích hợp cho sự phát triển của vi trùng nên những trường hợp viêm tai mũi họng thường do vi khuẩn. Mùa mưa lạnh thích hợp cho sự phát triển của siêu vi trùng nên bệnh lý viêm nhiễm thường do virus.

Một số triệu chứng chính viêm họng cấp là sốt nhẹ, đau rát họng, nuốt đau, sờ hai bên cổ có nổi hạch. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như ho, khạc ra đờm. Bệnh viêm họng do siêu vi thì đờm thường có màu trắng, trong, còn với nguyên nhân là bội nhiễm do vi khuẩn thì khạc đờm xanh. Ở trẻ em thường kèm theo sổ mũi, hắt xì, ho...

Những triệu chứng trên nếu kéo dài và đau họng càng lúc càng tăng thì phải đi khám chuyên khoa để xem có phải viêm họng là do vi khuẩn hay không và có hướng điều trị hợp lý.

Với bệnh viêm họng do siêu vi trùng gây ra thì không cần dùng kháng sinh, chỉ dùng loại thuốc cảm thông thường trong vài ngày sẽ khỏi.

Với bệnh viêm họng do vi khuẩn gây ra cần phải sử dụng kháng sinh. Liều dùng kháng sinh thường một đến hai tuần, tùy theo mức độ nặng nhẹ, không nên ngưng nửa chừng mặc dù các triệu chứng đã bớt để tránh nhờn thuốc. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh là đúng liều, đúng bệnh và đúng thời gian.

Khi sử dụng kháng sinh, đối với trẻ em có những loại gây khó chịu cho trẻ như đắng họng, tiêu chảy... Do đó, với những loại nào không thích hợp cho bé thì phải cảnh báo cho bác sĩ biết để đổi thuốc phù hợp.

"Đối với những người sử dụng vùng họng nhiều như giáo viên, báo cáo viên, nhân viên bán hàng thì cứ khoảng một giờ đồng hồ nên nhấp một ngụm nước để tránh khô niêm mạc họng, đặc biệt là trong mùa nắng. Niêm mạc họng bị khô do sử dụng giọng nói nhiều là một trong những nguyên nhân gây ra viêm họng", bác sĩ Phúc cho biết.

Để đề phòng viêm họng:

- Nên vệ sinh răng miệng hằng ngày, nhất là sau mỗi bữa ăn.

- Chú ý mang khẩu trang, tốt nhất là khẩu trang y tế khi tiếp xúc với môi trường bụi bặm, khói xe, khí thải…

- Giữ vệ sinh môi trường sống, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.

- Khi thời tiết thay đổi cần giữ ấm cơ thể, với trẻ em phải giữ ấm vùng cổ với áo cổ cao, khăn choàng khi trời lạnh.

- Đảm bảo chế độ ăn hợp lý, cân đối, đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Cần tăng cường những loại thực phẩm giàu virtamin C như cam, chanh, kiwi... để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

- Có thể áp dụng súc miệng bằng nước muối ấm hoặc ngậm những loại thuốc trị viêm họng.

7 thg 3, 2013

Những món ăn tốt cho người mắc viêm gan cấp tính

Một số món ăn rất tốt cho người mắc bệnh viêm gan cấp tính:

1. Ốc hấp rượu
Rượu trắng, ốc nước ngọt. Mang ốc hấp với rượu, ăn ốc và uống hết nước (rượu). 

2. Thịt nạc hầm rễ cỏ tranh
Rễ cỏ tranh tươi 150g (khô 100g), thịt lợn nạc 250g. Mang rễ cỏ rửa sạch (rễ khô cần ngâm 30 phút); thịt lợn thái chỉ, cho cả vào nồi cùng lượng nước vừa đủ hầm lên cho chín. Chia ra ăn vài lần trong ngày. Chủ trị: Viêm gan thể ứ mật, thuộc dạng khí huyết gan tỳ không đủ. Biểu hiện thở mắt, da vàng, sạm, không bóng, tứ chi mệt mỏi, nhịp tim nhanh ngắn, mạch nhỏ, lưỡi nhạt, đi lỏng. 

3. Cháo đậu xanh, đậu đỏ
Đậu xanh 50g, đậu đỏ 50g. Cho 2 loại đậu vào ngâm 1 giờ. Sau đó vớt ra cho vào nồi cùng 500ml nước, đun to lửa cho sôi rồi rút lửa nhỏ nấu cho chín thành dạng hồ, nêm ít đường cho vừa ăn. Mỗi ngày một lần, ăn nóng. Chủ trị: Viêm gan nặng cấp tính hoặc bán cấp tính. Triệu chứng: người nóng, vàng da, bụng trướng, cứng, tiểu tiện khó, nóng nảy, lưỡi nhợt nhạt, rêu lưỡi vàng hoặc có các chấm đen, mạch nhanh.


4. Cá chạch hầm đậu phụ 
Cá chạch 5 con, đậu phụ 1 miếng. Thả cá chạch vào nước sạch, nhỏ thêm vào vài giọt dầu ăn để cá thải phân ra, mang hầm đậu phụ cho chín. Ngày ăn hai lần. Chủ trị: Viêm gan vàng da, bí đại tiện.
Cháo gạo-cà tím: Cà tím 300g, gạo 50g. Cà tím cắt nhỏ nấu với gạo thành cháo, ăn liên tục vài ngày. Chủ trị: Viêm gan vàng da.

5. Canh vịt, nhân ý dĩ 
Nhân ý dĩ 50g, vịt 1 con (1.000g), rượu gạo 10g, muối 5g, hành 5g, gừng 5g. Mang nhân ý dĩ rửa sạch, loại tạp chất, vịt làm sạch bỏ nội tạng và chân, gừng thái lát, hành cắt ngắn. Cho vịt, ý dĩ, gừng, hành vào nồi và đổ ngập nước. Đun lửa to cho sôi, sau đó rút bớt lửa, đun tiếp 50 phút là được. Dùng ngày 2 lần, mỗi lần ăn khoảng 1 bát nhỏ thịt vịt và ý dĩ, uống 100ml nước.

6. Cháo đậu đỏ với vịt trời
Đậu đỏ 30g, thịt vịt trời 50g, gạo 100g, gừng 5g, đường trắng 20g. Đãi sạch đậu, loại tạp chất, thịt vịt rửa sạch, nhúng qua nước sôi rồi thái miếng nhỏ, gừng thái lát. Cho đậu, thịt, gạo vào nồi, đổ 600ml nước, cho gừng vào. Đun lửa to cho sôi, rút bớt lửa nhỏ đun 50 phút nữa rồi bỏ đường vào là được. Ngày ăn 1 lần, mỗi lần ăn 100g cháo. Công dụng: bổ ích tỳ vị, lợi tiểu, tiêu thũng. Dùng cho người viêm gan virut cấp.

7. Trần bì, hương phụ hấp với bồ câu mới ra ràng
Trần bì 6g, hương phụ chế 9g, bồ câu mới ra ràng 1 con, gừng 5g, hành 5g, muối 5g, rượu gạo 10g. Vò trần bì cho mềm ra, thái chỉ. Hương phụ chế rửa sạch, bỏ tạp chất. Chim làm sạch bỏ nội tạng và chân. Gừng thái mỏng, hành cắt đoạn ngắn. Mang tất cả các vị trên cho vào nồi hấp cùng 250ml nước. Dùng lửa to đun khoảng 30-40 phút là được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần nửa con chim và 100ml nước. Công dụng: hành khí kiện tỳ, nhuận gan giải ứ. Dùng cho người viêm gan virut cấp tính, ứ khí.

8. Cháo trần bì, thịt nạc
Trần bì 9g, thịt lợn nạc 50g, gạo 100g, muối 3g. Vò trần bì cho mềm ra rồi thái lát nhỏ, thịt lợn rửa sạch thái miếng nhỏ, gạo đãi sạch. Cho gạo, trần bì vào nồi, đổ 800ml nước vào. Dùng lửa to đun sôi, sau đó cho các thứ còn lại vào đun nhỏ lửa 30-45 phút là được. Ngày ăn 1lần, mỗi lần 100g cháo. Công dụng: hành khí kiện tỳ, bổ khí huyết. Dùng cho người viêm gan virut cấp.

9. Ngũ linh chi, hồng hoa hấp mực
Ngũ linh chi 9g, hồng hoa 6g, đào nhân 9g, cá mực 200g, gừng 5g, hành 5g, muối 5g, rượu gạo 10g. Mang 3 vị thuốc rửa sạch, cá mực làm sạch, cắt khúc dài 5cm rộng 3cm, gừng thái lát mỏng, hành cắt ngắn. Cho cá mực vào nồi hấp rồi cho tất cả các vị thuốc và gia vị cùng 150ml nước. Cho nồi hấp lên bếp lửa to hấp trong 30 phút. Ngày ăn 1 lần, mỗi lần ăn 50g cá mực. Công dụng: hoạt huyết tan u cục, tiêu sưng giảm đau. Dùng cho người viêm gan cấp thuộc loại ứ khí, mạch máu nghẽn.

10. Canh rau dền với sứa
Rau dền tươi 300g, sứa 150g, gừng, hành, muối mỗi thứ đều 5g, dầu ăn 30g. Rửa sạch sứa, thái chỉ; rau dền rửa sạch thái thành đoạn 5cm, phi gừng, hành với dầu cho thật thơm rồi cho sứa, rau dền, muối vào xào qua rồi cho 500ml nước đun to lửa cho sôi sau đó hạ nhỏ lửa đun thêm 10 phút là được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần ăn 1/3 phần sứa (50g) còn rau giền và nước canh ăn tùy thích. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, hành thủy nhuận tràng. Dùng cho người viêm gan vàng da cấp tính, tiểu tiện khó.

6 thg 3, 2013

Lấy đâu ra

Trong buổi thi tốt nghiệp trường hàng hải, giáo sư hỏi thi một thí sinh:

- Nếu cơn bão đến từ phía bên phải con tàu thì anh sẽ làm gì?

- Tôi sẽ thả neo.

- Từ phía mũi tàu?

- Tôi thả neo thứ hai.

- Từ phía đuôi tàu?

- Tôi thả cái neo nữa.

- Anh lấy ở đâu ra nhiều neo thế?

- Thế thầy lấy ở đâu ra mà nhiều bão như vậy?

28 thg 2, 2013

Hiện nay đã có thay đổi lớn trong điều trị viêm gan

Hiện nay đã có nhiều bước đi tiến bộ trong điều trị viêm gan B mãn tính, phương pháp mới này tập trung vào việc cá nhân hóa trong điều trị, đánh giá tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.

Xét nghiệm để chuẩn đoán bệnh được chính xác hơn

Viêm gan B là bệnh khá phổ biến vì dễ lây, có nguy cơ dẫn đến xơ gan và ung thư gan cao. Vấn đề hàng đầu đặt ra cho ngành y tế là làm sao để quản lý căn bệnh này hiệu quả. Do vậy, Hội Gan mật Việt Nam và Hội Gan mật TP.HCM phối hợp với một số đơn vị tổ chức hội thảokhoa học thường niên bệnh viêm gan lần thứ IV. Nội dung tập trung về những tiến bộ trong ngành xét nghiệm để quản lý bệnh viêm gan, đặc biệt là viêm gan B mạn tính.

GS Phạm Hoàng Phiệt, Chủ tịch Hội Gan mật TP.HCM, cho biết xét nghiệm đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong việc kiểm soát bệnh, từ chẩn đoán sớm đến quản lý và theo dõi trong quá trình điều trị. Thông thường, khoảng 80% người bệnh sẽ không nhận ra bất kỳ triệu chứng đặc biệt nào cho đến khi gan bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, đa số bệnh nhân thường được chẩn đoán và chữa trị vào giai đoạn muộn. Nhiều người trong số họ thậm chí còn không biết bản thân mình đã bị nhiễm bệnh, thường bỏ qua những biểu hiện ban đầu của bệnh. Điều đó có thể khiến bệnh tiến triển nhanh hơn, khó điều trị và tỉ lệ tử vong cao. Hậu quả là ảnh hưởng tới việc điều trị, tốn kém và hiệu quả thấp. Đây là một trong những bất cập lớn tại Việt Nam, quốc gia có khoảng 15%-20% dân số bị nhiễm virus viêm gan B.

Hiện nay việc chẩn đoán bệnh được thực hiện bằng xét nghiệm máu, áp dụng cho cả những người không biểu hiện triệu chứng. Ngoài ra, xét nghiệm HBsAg cũng được thực hiện để xác nhận sự có mặt của kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B. Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy với bệnh nhân viêm gan B mạn tính, nồng độ HBsAg (kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B) tương quan gián tiếp với sự kiểm soát lây nhiễm. Mức HBsAg càng thấp thì sự kiểm soát lây nhiễm càng cao. Do vậy, đo lường số lượng HBsAg có thể giúp đánh giá việc cơ thể loại bỏ virus khỏi gan. Qua đó, bác sĩ xác định liệu cơ thể có đáp ứng với điều trị hay không. Đồng thời, các xét nghiệm HBV DNA được thực hiện để đo tải lượng virus có trong cơ thể, giúp xác định tốc độ virus nhân lên nhanh như thế nào.

Luôn luôn phải kiểm soát tình trạng miễn dịch của bệnh nhân viêm gan b

Tại hội thảo, các chuyên gia đã trình bày phương pháp xét nghiệm miễn dịch Roche Elecsys® HBsAg II định lượng. Đây là bước tiến mới trong việc cá nhân hóa điều trị viêm gan B mạn tính. Xét nghiệm này đo lường số lượng HBsAg trong máu. Điều đó giúp các bác sĩ đánh giá được tình trạng kiểm soát miễn dịch của bệnh nhân; nguy cơ tiến triển từ viêm gan B sang bệnh xơ gan và ung thư gan. Từ đó thay đổi cách thức xử trí của bác sĩ đối với bệnh nhân viêm gan B mạn tính và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Ngoài ra, bệnh này còn lây truyền từ mẹ sang con; dùng chung kim tiêm với người bệnh; nhận máu truyền từ người bệnh; sinh hoạt tình dục; dụng cụ không tẩy trùng như khi làm răng, xăm mình, xỏ khuyên cơ thể... Khi mắc bệnh, một số người không biểu hiện triệu chứng nào cho đến khi gan bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu có, bạn cần để ý một số triệu chứng như vàng da hoặc vàng mắt; nước tiểu sậm màu; mệt mỏi, uể oải; buồn nôn; ói mửa…

TS Đinh Quý Lan, Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, chia sẻ: “Mục đích sau cùng của việc điều trị bệnh viêm gan B mạn tính là nhằm làm sạch hoàn toàn HBsAg. Hiện nay chúng ta có hai xét nghiệm bổ trợ nhau trong việc theo dõi điều trị bệnh viêm gan B mạn tính mà khi sử dụng kết hợp, cả hai xét nghiệm này sẽ giúp xác định liệu bệnh nhân có đáp ứng tốt với phương pháp điều trị hiện tại hay không và từ đó có thay đổi phù hợp. Những số liệu gần đây chứng minh cho thấy việc làm sạch HBsAg sẽ góp phần giảm sự tiến triển bệnh sang giai đoạn xơ gan và ung thư gan, do đó giúp người bệnh sống lâu hơn cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của họ”.