"Cây thần dược" ở Khánh Hòa có tác dụng chữa bệnh xơ gan và nhiều tác dụng của nó đang được đăng tải gây xôn xao.
Sau khi báo đăng, nhiều bạn đọc đã điện thoại hoặc trực tiếp đến tòa soạn để hỏi thêm thông tin về loại cây này. Trong đó có 4 người mắc bệnh nan y rồi sau một thời gian uống "cây thần dược", bệnh trạng của họ đã thuyên giảm rõ rệt…
1. Thật ra cho đến nay, vẫn chưa ai biết “cây thần dược" này tên gì, thành phần của nó ra sao. Chỉ biết rằng ở thôn Đông, xã Ninh Vân, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa có ông Lê Hăng, 51 tuổi bị bệnh xơ gan vì… nhậu dữ quá! Tháng 7/2010, khi gia đình đưa ông đi kiểm tra tại Phòng khám đa khoa Phúc Lộc, đường Trần Quý Cáp, TP Nha Trang rồi sau khi được cho làm các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ Đông đã kết luận ông bị xơ gan cổ chướng giai đoạn cuối, và khuyên vợ ông nên đưa ông về để chuẩn bị lo hậu sự.
Thế rồi một hôm, có một người tên Sinh, là công nhân trong đội làm đường giao thông vào xã Ninh Vân, lúc ngồi nhậu không thấy ông Hăng tham gia như mọi lần nên mới hỏi. Chừng biết ông Hăng bị xơ gan, đang chờ chết thì hôm sau, anh Sinh mang đến cho ông Hăng một mớ cành cây.
Theo lời anh Sinh, ngày xưa ba anh thấy người dân tộc lấy loại cây này nấu nước uống chữa bệnh sốt rét trướng bụng, đầy bụng khó tiêu nên khi nghe tin ông Hăng bị xơ gan, anh đã chặt, mang đến vì anh thấy trên sườn núi Hòn Hèo có mọc loại cây này. Theo hướng dẫn của anh Sinh, ông Hăng cắt thân, rễ cây đó ra từng lát, lấy 200 gam nấu thành 2 lít nước, uống hàng ngày. Năm tháng sau, khi tiến hành kiểm tra cho ông, bác sĩ Chiêm, Khoa Nội, Bệnh viện (BV) đa khoa Ninh Hòa kết luận: "Gan bình thường, không có dịch trong ổ bụng".
Bây giờ, ông Hăng lại tiếp tục… nhậu! Nhưng mỗi lần chỉ dám làm vài chai bia. Không riêng trường hợp ông Hăng, một người nữa là ông Lượng, em ruột một vị giám đốc sở ở Khánh Hòa cũng xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối vì nhậu! Lúc phát hiện bệnh, ông Lượng đã điều trị tại BV đa khoa Khánh Hòa rồi vào BV Đại học Y Dược TP HCM nhưng tất cả các bác sĩ đều lắc đầu, khuyên đưa về nhà lo hậu sự. Vậy mà chỉ sau 3 tháng uống loại cây đó, ông Lượng bình phục hoàn toàn.
Cái tin ông Hăng, ông Lượng sống khỏe nhờ cây thần dược lan ra khắp nơi. Và mặc dù nhiều lương y, bác sĩ - thậm chí Sở Y tế Khánh Hòa đã đưa ra khuyến cáo không nên tự ý sử dụng vì chưa có một nghiện cứu nào về hoạt tính cũng như độc tính của nó, nhưng một số người dân xã Ninh Vân bị đau lưng, nhức mỏi, thấp khớp, trĩ, tiểu đường - và ngay cả những người khỏe mạnh cũng ào ào lên núi Hòn Hèo tìm chặt loại cây này về cắt ra thành lát, phơi khô, nấu nước uống để trị bệnh, phòng ngừa bệnh tật.
Tiếng lành đồn xa, nhiều bệnh nhân ở Nha Trang, Phú Yên, Đắk Lắk, TP HCM, Đồng Nai tìm đến hỏi mua - thậm chí mua gửi cho thân nhân ở Mỹ, Canada, Pháp, uống, dẫn đến hiện tượng đi lấy "cây thần dược" một cách rầm rộ. Trong 3 tháng 4, 5, 6, mỗi ngày không dưới 100 người đổ xô vào các cánh rừng ở Hòn Hèo để tìm kiếm, chặt hái. Tuy nhiên, bước sang tháng 7, không khí truy lùng "cây thần dược" bắt đầu hạ nhiệt. Trên đường vào xã, không còn thấy từng nhóm người tay rựa, tay dao ào ạt lên núi.
Ông Hàng Văn Hướng - Phó chủ tịch UBND xã Ninh Vân cho biết, hiện tại hàng ngày lượng người đi tìm cây thuốc chỉ còn 30, 40, chủ yếu là người ở nơi khác đến. Do bị khai thác cạn kiệt nên họ phải vào sâu hơn hoặc chuyển hướng sang khu vực Đá Bàn, xã Ninh Sơn, Ninh Hòa để tìm kiếm. Bên cạnh đó, do lực lượng Kiểm lâm Hòn Hèo tăng cường ngăn chặn nên cũng hạn chế được rất nhiều. Bà Hồng - là người đầu tiên ở xã Ninh Vân cùng với vợ ông Lê Hăng, đi tìm "cây thần dược" về cho ông Hăng uống, nói: "Đã xuất hiện tình trạng giả mạo. Họ chọn những loại cây có kích thước, hình dáng như "cây thần dược", xắt ra, phơi khô rồi trộn lẫn với cây thuốc thật, bán cho người có nhu cầu…".
2. Sau khi Chuyên đề ANTG đăng tải bài viết về "cây thần dược", một trong những bạn đọc đã đến gặp chúng tôi để hỏi về loại cây này - là chị Điệp (do yêu cầu của chị, chúng tôi xin đổi tên). Theo chị Điệp, hơn 1 năm trước, chị thường xuyên đại tiện ra máu, cơ thể suy nhược, gầy yếu, kém ăn, ngủ ít, bụng có những cơn đau râm ran. Ở vùng dưới sườn phải, chị thấy nó hơi phình lên, ấn vào thấy đau, cứng. Chị nói: "Tôi có chị bạn thân là bác sĩ. Sau khi khám cho tôi, chị khuyên tôi nên nhanh chóng đi kiểm tra, làm xét nghiệm".
Đầu tháng 6/2012, chị Điệp đến Phòng xét nghiệm 360 đường Nguyễn Chí Thanh, quận 10, TP HCM. Sau khi siêu âm, thử máu, một bác sĩ ở đây đã khuyên chị nên vào BV Chợ Rẫy hoặc BV Ung bướu, vì "có dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa, gan có nhiều khối u".
Một tuần sau, chị Điệp đến Phòng khám Yersin ở số 10 Trương Định, quận 3, TP HCM. Tiến hành làm các xét nghiệm nội soi đại tràng, nội soi dạ dày, thử máu, siêu âm, sinh thiết, bác sĩ Vĩnh, bác sĩ Huy kết luận chị bị ung thư đại tràng và đã di căn lên gan. Tại Khoa Ung bướu BV Chợ Rẫy, chị Điệp được chỉ định điều trị bằng phương pháp hóa trị. Chị nói: "Bác sĩ Khoa Ung bướu giải thích cho tôi biết cụ thể về những tác dụng phụ sau khi hóa trị. Đó là rụng tóc, suy nhược, thiếu máu, chán ăn, mệt mỏi. Tìm hiểu thêm, tôi được biết nếu không hóa trị, tôi chỉ sống được từ 3 đến 6 tháng. Còn nếu hóa trị, không ai dám quả quyết là sự sống của tôi sẽ kéo dài hơn".
Vì thế, chị Điệp không hóa trị. Theo lời chị: "Ai mà không ham sống, nhưng nghĩ đến lúc đầu tôi trọc lóc, người như con cá khô lẹp, da dẻ xám xịt nên tôi sợ quá…". Và rồi, chị đọc được bài báo về "cây thần dược" trên tờ ANTG. Cũng tình cờ là khi từ Ninh Vân trở về, chúng tôi đã mang theo 5kg loại cây ấy chỉ gồm gốc và rễ, với mục đích nhờ Tiến sĩ, dược sĩ Đào Đại Cường, giảng viên Khoa Dược, Đại học Y Dược TP HCM, phân chất, nhằm xác định thành phần hóa, lý, dược tính, độc tính của nó.
Trước khi trao cho chị 2kg, chúng tôi đã nói rõ, rằng đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về loại cây này, cũng như các ngành chức năng đã khuyến cáo người dân chưa nên dùng nó. Việc ông Hăng, ông Lượng và một số người khác lành bệnh xơ gan cổ trướng, bệnh thấp khớp, bệnh nhức mỏi bằng cách uống cây thần dược có thể chỉ là sự trùng hợp tình cờ. Riêng trường hợp của chị, chúng tôi khuyên chị nên thận trọng vì bệnh chị là bệnh ung thư đã di căn. Y học hiện đại vẫn chưa thành công nhiều trong điều trị.
Một tháng sau khi uống "cây thần dược", chúng tôi gặp lại chị Điệp. Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa ung bướu, bệnh nhân bị ung thư đại tràng, di căn lên gan nếu không điều trị thì sẽ gặp phải những hiện tượng sau: Suy kiệt, mất ngủ, đau - thoạt đầu chỉ từng cơn, diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn rồi càng lúc càng tăng, cường độ đau cũng nhiều hơn khiến người bệnh phải liên tục dùng thuốc giảm đau - thậm chí phải dùng đến morphine - là một chế phẩm từ thuốc phiện. Về thể trạng, người bệnh trướng bụng, đi cầu ra máu tươi hoặc phân đen, sụt cân, tiêu hóa kém rồi cuối cùng tử vong. Tuy nhiên, lúc gặp lại chị Điệp, chúng tôi thấy thể trạng chị bình thường, giọng nói vẫn sắc, rõ từng âm tiết và điều đặc biệt nhất là chị tăng lên 1,5kg!
Chồng chị cho biết: "Sáng, bà xã tôi ăn hết 1 tô hủ tiếu lớn. Trưa, chiều, mỗi bữa hai chén đầy cơm với thức ăn, còn bánh, kẹo, trái cây thì buồn miệng lúc nào, bả ăn lúc đó mặc dù trước kia không bao giờ bả ăn vặt". Chị Điệp nói: "Hai ngày sau khi uống cây thần dược, tôi ngủ rất ngon, ăn rất nhiều, đi đại tiện rất nhẹ nhàng và không thấy chảy máu nữa". Chúng tôi hỏi sao chị không đi xét nghiệm lại để xem diễn tiến bệnh tật thế nào? Chị Điệp cười: "Chị bác sĩ bạn tôi nói tôi chỉ sống được 3 tới 6 tháng. Tôi quyết định uống đúng 3 tháng rồi mới đi thử máu, siêu âm, nội soi. Hiện tại, tôi đang nhờ một người bà con ở Nha Trang tìm mua giùm tôi chục ký nữa…".
3. Theo những khảo sát của Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa, về đặc điểm hình thái thì "cây thần dược" là một loài cây gỗ nhỏ, dạng dây trườn, vỏ màu nâu vàng, thân dài trên 4m, đường kính khoảng 10cm. Thân và cành có nhiều gai nhọn. Lá đơn, mọc cách nhau hoặc chụm ba, phiến dày, mép cong xuống dưới, có hình thuôn hẹp. Phiến lá có mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt, bên trong có nhiều điểm dầu. Gỗ hơi cứng, màu vàng, phần rễ màu đậm hơn. Các bộ phận của cây có tinh dầu, nhiều nhất ở rễ, mùi thơm dịu.
Về mặt sinh thái, loại cây này phân bố ở vùng núi Hòn Hèo, độ cao trên 200m, có khả năng tái sinh tự nhiên bằng chồi. Tuy nhiên, gần đây do bị khai thác rất nhiều nên có thể nó sẽ tuyệt chủng bởi lẽ người dân Ninh Vân khi bứng cả gốc đem về trồng, thì không cây nào sống được...
Về phân loại, loài cây này thuộc họ Cam (Rutaceae). Do chưa thu hái được hoa, trái nên Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa gặp khó khăn trong việc xác định tên chi và loài. Tuy nhiên, qua đối chiếu mẫu thu được, nó thể hiện các đặc điểm của loài "trang xa một lá" - tên khoa học là Luvunga monophylla. Ở Việt Nam, loài này đã được Giáo sư Phạm Hoàng Hộ gọi là "xáo tam phân" trong cuốn "Cây cỏ Việt Nam" - có tên khoa học đồng danh là Paramignya trimera. Theo tài liệu của Giáo sư Đỗ Tất Lợi trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", cũng như trong cuốn “Medicinal & Useful Plant” (Dược liệu và cây cỏ hữu ích), thì giá trị dược liệu của loài cây này chưa thấy đề cập. Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa, hiện tại nó đang được theo dõi để thu hái hoa, trái, nhằm giúp cho việc định danh chính xác.
Bệnh nhân thứ hai mà chúng tôi muốn đề cập đến, là chị Ana Hernandez Sanmartin, người Venezuela, là vợ một quan chức ngoại giao thuộc Đại sứ quán Venezuela tại Hà Nội. Theo lời chị, chị là bệnh nhân thường trực của BV Pháp Việt Hà Nội với lý do: Xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối. Chị nói: "Trước khi đọc báo ANTG, số có bài nói về "cây thần dược", bụng tôi trướng to, chân phù, mắt vàng, môi nhợt nhạt. Tôi thường xuyên khó thở - nhất là lúc nằm - đi lại rất khó khăn, mất ngủ, ăn uống kém…".
Sau khi đọc được bài báo nói về "cây thần dược" trên tờ ANTG, thông qua một người bạn Việt Nam làm ở Bộ Ngoại giao là anh Phạm Trung Tín, chị Ana đã liên hệ với Tòa soạn Chuyên đề ANTG, hỏi xin số điện thoại của chúng tôi. Trao đổi với chúng tôi, anh Tín đề nghị chúng tôi giúp đỡ chị bằng cách gửi cho chị loại "cây thần dược" này vì Venezuela với Việt Nam đã có mối quan hệ đặc biệt khăng khít ngay từ thời kháng chiến chống Mỹ.
Trước khi gửi 2kg "cây thần dược" cho chị Ana - thì cũng như với chị Điệp - chúng tôi đã giải thích rõ cho anh Tín về nguồn gốc, xuất xứ của loại cây ấy và những người đã chữa lành xơ gan cổ trướng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cho biết là đến nay, chưa hề có một kiểm nghiệm nào về dược tính, độc tính của loại cây này bởi lẽ trong Tây y, trước khi đưa một loại thuốc ra thị trường, các hãng sản xuất đã bỏ ra nhiều năm để thử nghiệm trên động vật (chuột, khỉ) và cả trên những bệnh nhân tình nguyện nhằm đánh giá dược tính và tác dụng phụ. Riêng Đông y, các cây thuốc chưa được kiểm nghiệm - ngoài những chất có khả năng chữa bệnh, thì cũng có thể có những chất gây hại cho bệnh nhân và mặc dù đến nay, vẫn chưa có ai bị ngộ độc vì uống loại cây này nhưng xin thận trọng khi sử dụng.
10 ngày sau khi chị Ana uống cây thần dược, anh Phạm Trung Tín nhắn tin cho chúng tôi: "Bệnh nhân đáp ứng rất tốt. Ăn được, ngủ được. Bớt trướng bụng, chân bớt phù, mắt hết vàng, môi đỏ thắm…"
1. Thật ra cho đến nay, vẫn chưa ai biết “cây thần dược" này tên gì, thành phần của nó ra sao. Chỉ biết rằng ở thôn Đông, xã Ninh Vân, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa có ông Lê Hăng, 51 tuổi bị bệnh xơ gan vì… nhậu dữ quá! Tháng 7/2010, khi gia đình đưa ông đi kiểm tra tại Phòng khám đa khoa Phúc Lộc, đường Trần Quý Cáp, TP Nha Trang rồi sau khi được cho làm các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ Đông đã kết luận ông bị xơ gan cổ chướng giai đoạn cuối, và khuyên vợ ông nên đưa ông về để chuẩn bị lo hậu sự.
Thế rồi một hôm, có một người tên Sinh, là công nhân trong đội làm đường giao thông vào xã Ninh Vân, lúc ngồi nhậu không thấy ông Hăng tham gia như mọi lần nên mới hỏi. Chừng biết ông Hăng bị xơ gan, đang chờ chết thì hôm sau, anh Sinh mang đến cho ông Hăng một mớ cành cây.
Theo lời anh Sinh, ngày xưa ba anh thấy người dân tộc lấy loại cây này nấu nước uống chữa bệnh sốt rét trướng bụng, đầy bụng khó tiêu nên khi nghe tin ông Hăng bị xơ gan, anh đã chặt, mang đến vì anh thấy trên sườn núi Hòn Hèo có mọc loại cây này. Theo hướng dẫn của anh Sinh, ông Hăng cắt thân, rễ cây đó ra từng lát, lấy 200 gam nấu thành 2 lít nước, uống hàng ngày. Năm tháng sau, khi tiến hành kiểm tra cho ông, bác sĩ Chiêm, Khoa Nội, Bệnh viện (BV) đa khoa Ninh Hòa kết luận: "Gan bình thường, không có dịch trong ổ bụng".
Bây giờ, ông Hăng lại tiếp tục… nhậu! Nhưng mỗi lần chỉ dám làm vài chai bia. Không riêng trường hợp ông Hăng, một người nữa là ông Lượng, em ruột một vị giám đốc sở ở Khánh Hòa cũng xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối vì nhậu! Lúc phát hiện bệnh, ông Lượng đã điều trị tại BV đa khoa Khánh Hòa rồi vào BV Đại học Y Dược TP HCM nhưng tất cả các bác sĩ đều lắc đầu, khuyên đưa về nhà lo hậu sự. Vậy mà chỉ sau 3 tháng uống loại cây đó, ông Lượng bình phục hoàn toàn.
Cái tin ông Hăng, ông Lượng sống khỏe nhờ cây thần dược lan ra khắp nơi. Và mặc dù nhiều lương y, bác sĩ - thậm chí Sở Y tế Khánh Hòa đã đưa ra khuyến cáo không nên tự ý sử dụng vì chưa có một nghiện cứu nào về hoạt tính cũng như độc tính của nó, nhưng một số người dân xã Ninh Vân bị đau lưng, nhức mỏi, thấp khớp, trĩ, tiểu đường - và ngay cả những người khỏe mạnh cũng ào ào lên núi Hòn Hèo tìm chặt loại cây này về cắt ra thành lát, phơi khô, nấu nước uống để trị bệnh, phòng ngừa bệnh tật.
Tiếng lành đồn xa, nhiều bệnh nhân ở Nha Trang, Phú Yên, Đắk Lắk, TP HCM, Đồng Nai tìm đến hỏi mua - thậm chí mua gửi cho thân nhân ở Mỹ, Canada, Pháp, uống, dẫn đến hiện tượng đi lấy "cây thần dược" một cách rầm rộ. Trong 3 tháng 4, 5, 6, mỗi ngày không dưới 100 người đổ xô vào các cánh rừng ở Hòn Hèo để tìm kiếm, chặt hái. Tuy nhiên, bước sang tháng 7, không khí truy lùng "cây thần dược" bắt đầu hạ nhiệt. Trên đường vào xã, không còn thấy từng nhóm người tay rựa, tay dao ào ạt lên núi.
Ông Hàng Văn Hướng - Phó chủ tịch UBND xã Ninh Vân cho biết, hiện tại hàng ngày lượng người đi tìm cây thuốc chỉ còn 30, 40, chủ yếu là người ở nơi khác đến. Do bị khai thác cạn kiệt nên họ phải vào sâu hơn hoặc chuyển hướng sang khu vực Đá Bàn, xã Ninh Sơn, Ninh Hòa để tìm kiếm. Bên cạnh đó, do lực lượng Kiểm lâm Hòn Hèo tăng cường ngăn chặn nên cũng hạn chế được rất nhiều. Bà Hồng - là người đầu tiên ở xã Ninh Vân cùng với vợ ông Lê Hăng, đi tìm "cây thần dược" về cho ông Hăng uống, nói: "Đã xuất hiện tình trạng giả mạo. Họ chọn những loại cây có kích thước, hình dáng như "cây thần dược", xắt ra, phơi khô rồi trộn lẫn với cây thuốc thật, bán cho người có nhu cầu…".
2. Sau khi Chuyên đề ANTG đăng tải bài viết về "cây thần dược", một trong những bạn đọc đã đến gặp chúng tôi để hỏi về loại cây này - là chị Điệp (do yêu cầu của chị, chúng tôi xin đổi tên). Theo chị Điệp, hơn 1 năm trước, chị thường xuyên đại tiện ra máu, cơ thể suy nhược, gầy yếu, kém ăn, ngủ ít, bụng có những cơn đau râm ran. Ở vùng dưới sườn phải, chị thấy nó hơi phình lên, ấn vào thấy đau, cứng. Chị nói: "Tôi có chị bạn thân là bác sĩ. Sau khi khám cho tôi, chị khuyên tôi nên nhanh chóng đi kiểm tra, làm xét nghiệm".
Đầu tháng 6/2012, chị Điệp đến Phòng xét nghiệm 360 đường Nguyễn Chí Thanh, quận 10, TP HCM. Sau khi siêu âm, thử máu, một bác sĩ ở đây đã khuyên chị nên vào BV Chợ Rẫy hoặc BV Ung bướu, vì "có dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa, gan có nhiều khối u".
Một tuần sau, chị Điệp đến Phòng khám Yersin ở số 10 Trương Định, quận 3, TP HCM. Tiến hành làm các xét nghiệm nội soi đại tràng, nội soi dạ dày, thử máu, siêu âm, sinh thiết, bác sĩ Vĩnh, bác sĩ Huy kết luận chị bị ung thư đại tràng và đã di căn lên gan. Tại Khoa Ung bướu BV Chợ Rẫy, chị Điệp được chỉ định điều trị bằng phương pháp hóa trị. Chị nói: "Bác sĩ Khoa Ung bướu giải thích cho tôi biết cụ thể về những tác dụng phụ sau khi hóa trị. Đó là rụng tóc, suy nhược, thiếu máu, chán ăn, mệt mỏi. Tìm hiểu thêm, tôi được biết nếu không hóa trị, tôi chỉ sống được từ 3 đến 6 tháng. Còn nếu hóa trị, không ai dám quả quyết là sự sống của tôi sẽ kéo dài hơn".
Vì thế, chị Điệp không hóa trị. Theo lời chị: "Ai mà không ham sống, nhưng nghĩ đến lúc đầu tôi trọc lóc, người như con cá khô lẹp, da dẻ xám xịt nên tôi sợ quá…". Và rồi, chị đọc được bài báo về "cây thần dược" trên tờ ANTG. Cũng tình cờ là khi từ Ninh Vân trở về, chúng tôi đã mang theo 5kg loại cây ấy chỉ gồm gốc và rễ, với mục đích nhờ Tiến sĩ, dược sĩ Đào Đại Cường, giảng viên Khoa Dược, Đại học Y Dược TP HCM, phân chất, nhằm xác định thành phần hóa, lý, dược tính, độc tính của nó.
Trước khi trao cho chị 2kg, chúng tôi đã nói rõ, rằng đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về loại cây này, cũng như các ngành chức năng đã khuyến cáo người dân chưa nên dùng nó. Việc ông Hăng, ông Lượng và một số người khác lành bệnh xơ gan cổ trướng, bệnh thấp khớp, bệnh nhức mỏi bằng cách uống cây thần dược có thể chỉ là sự trùng hợp tình cờ. Riêng trường hợp của chị, chúng tôi khuyên chị nên thận trọng vì bệnh chị là bệnh ung thư đã di căn. Y học hiện đại vẫn chưa thành công nhiều trong điều trị.
Một tháng sau khi uống "cây thần dược", chúng tôi gặp lại chị Điệp. Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa ung bướu, bệnh nhân bị ung thư đại tràng, di căn lên gan nếu không điều trị thì sẽ gặp phải những hiện tượng sau: Suy kiệt, mất ngủ, đau - thoạt đầu chỉ từng cơn, diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn rồi càng lúc càng tăng, cường độ đau cũng nhiều hơn khiến người bệnh phải liên tục dùng thuốc giảm đau - thậm chí phải dùng đến morphine - là một chế phẩm từ thuốc phiện. Về thể trạng, người bệnh trướng bụng, đi cầu ra máu tươi hoặc phân đen, sụt cân, tiêu hóa kém rồi cuối cùng tử vong. Tuy nhiên, lúc gặp lại chị Điệp, chúng tôi thấy thể trạng chị bình thường, giọng nói vẫn sắc, rõ từng âm tiết và điều đặc biệt nhất là chị tăng lên 1,5kg!
Chồng chị cho biết: "Sáng, bà xã tôi ăn hết 1 tô hủ tiếu lớn. Trưa, chiều, mỗi bữa hai chén đầy cơm với thức ăn, còn bánh, kẹo, trái cây thì buồn miệng lúc nào, bả ăn lúc đó mặc dù trước kia không bao giờ bả ăn vặt". Chị Điệp nói: "Hai ngày sau khi uống cây thần dược, tôi ngủ rất ngon, ăn rất nhiều, đi đại tiện rất nhẹ nhàng và không thấy chảy máu nữa". Chúng tôi hỏi sao chị không đi xét nghiệm lại để xem diễn tiến bệnh tật thế nào? Chị Điệp cười: "Chị bác sĩ bạn tôi nói tôi chỉ sống được 3 tới 6 tháng. Tôi quyết định uống đúng 3 tháng rồi mới đi thử máu, siêu âm, nội soi. Hiện tại, tôi đang nhờ một người bà con ở Nha Trang tìm mua giùm tôi chục ký nữa…".
3. Theo những khảo sát của Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa, về đặc điểm hình thái thì "cây thần dược" là một loài cây gỗ nhỏ, dạng dây trườn, vỏ màu nâu vàng, thân dài trên 4m, đường kính khoảng 10cm. Thân và cành có nhiều gai nhọn. Lá đơn, mọc cách nhau hoặc chụm ba, phiến dày, mép cong xuống dưới, có hình thuôn hẹp. Phiến lá có mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt, bên trong có nhiều điểm dầu. Gỗ hơi cứng, màu vàng, phần rễ màu đậm hơn. Các bộ phận của cây có tinh dầu, nhiều nhất ở rễ, mùi thơm dịu.
Về mặt sinh thái, loại cây này phân bố ở vùng núi Hòn Hèo, độ cao trên 200m, có khả năng tái sinh tự nhiên bằng chồi. Tuy nhiên, gần đây do bị khai thác rất nhiều nên có thể nó sẽ tuyệt chủng bởi lẽ người dân Ninh Vân khi bứng cả gốc đem về trồng, thì không cây nào sống được...
Về phân loại, loài cây này thuộc họ Cam (Rutaceae). Do chưa thu hái được hoa, trái nên Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa gặp khó khăn trong việc xác định tên chi và loài. Tuy nhiên, qua đối chiếu mẫu thu được, nó thể hiện các đặc điểm của loài "trang xa một lá" - tên khoa học là Luvunga monophylla. Ở Việt Nam, loài này đã được Giáo sư Phạm Hoàng Hộ gọi là "xáo tam phân" trong cuốn "Cây cỏ Việt Nam" - có tên khoa học đồng danh là Paramignya trimera. Theo tài liệu của Giáo sư Đỗ Tất Lợi trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", cũng như trong cuốn “Medicinal & Useful Plant” (Dược liệu và cây cỏ hữu ích), thì giá trị dược liệu của loài cây này chưa thấy đề cập. Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa, hiện tại nó đang được theo dõi để thu hái hoa, trái, nhằm giúp cho việc định danh chính xác.
Bệnh nhân thứ hai mà chúng tôi muốn đề cập đến, là chị Ana Hernandez Sanmartin, người Venezuela, là vợ một quan chức ngoại giao thuộc Đại sứ quán Venezuela tại Hà Nội. Theo lời chị, chị là bệnh nhân thường trực của BV Pháp Việt Hà Nội với lý do: Xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối. Chị nói: "Trước khi đọc báo ANTG, số có bài nói về "cây thần dược", bụng tôi trướng to, chân phù, mắt vàng, môi nhợt nhạt. Tôi thường xuyên khó thở - nhất là lúc nằm - đi lại rất khó khăn, mất ngủ, ăn uống kém…".
Sau khi đọc được bài báo nói về "cây thần dược" trên tờ ANTG, thông qua một người bạn Việt Nam làm ở Bộ Ngoại giao là anh Phạm Trung Tín, chị Ana đã liên hệ với Tòa soạn Chuyên đề ANTG, hỏi xin số điện thoại của chúng tôi. Trao đổi với chúng tôi, anh Tín đề nghị chúng tôi giúp đỡ chị bằng cách gửi cho chị loại "cây thần dược" này vì Venezuela với Việt Nam đã có mối quan hệ đặc biệt khăng khít ngay từ thời kháng chiến chống Mỹ.
Trước khi gửi 2kg "cây thần dược" cho chị Ana - thì cũng như với chị Điệp - chúng tôi đã giải thích rõ cho anh Tín về nguồn gốc, xuất xứ của loại cây ấy và những người đã chữa lành xơ gan cổ trướng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cho biết là đến nay, chưa hề có một kiểm nghiệm nào về dược tính, độc tính của loại cây này bởi lẽ trong Tây y, trước khi đưa một loại thuốc ra thị trường, các hãng sản xuất đã bỏ ra nhiều năm để thử nghiệm trên động vật (chuột, khỉ) và cả trên những bệnh nhân tình nguyện nhằm đánh giá dược tính và tác dụng phụ. Riêng Đông y, các cây thuốc chưa được kiểm nghiệm - ngoài những chất có khả năng chữa bệnh, thì cũng có thể có những chất gây hại cho bệnh nhân và mặc dù đến nay, vẫn chưa có ai bị ngộ độc vì uống loại cây này nhưng xin thận trọng khi sử dụng.
10 ngày sau khi chị Ana uống cây thần dược, anh Phạm Trung Tín nhắn tin cho chúng tôi: "Bệnh nhân đáp ứng rất tốt. Ăn được, ngủ được. Bớt trướng bụng, chân bớt phù, mắt hết vàng, môi đỏ thắm…"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét